Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Mỹ muốn Ấn Độ mua THAAD thay vì "rồng lửa" S-400

10:11 | 30/06/2018

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nguồn tin quốc phòng Mỹ cho biết, Washington sẽ đề xuất bán cho New Delhi hệ thống tên lửa phòng thủ THAAD, nhằm ngăn quốc gia Nam Á mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.  
my muon an do mua thaad thay vi rong lua s 400
Hệ thống THAAD khai hoả.

Theo đó, Mỹ sẽ cố gắng thuyết phục Ấn Độ ngừng mua S-400 trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng 2 nước sẽ diễn ra ở Washington vào ngày 6/7 tới.

Mỹ được cho là sẽ đề xuất bán cho Ấn Độ các hệ thống tên lửa phòng không tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), chuyên sử dụng để đánh chặn tên lửa tầm xa.

Tuy nhiên, Ấn Độ từng nhiều lần khẳng định, vẫn sẽ mua S-400 bất chấp sự phản đối từ Mỹ.

Trước đó, vào tháng 8/2017, Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật trừng phạt các nhà sản xuất vũ khí Nga. Điều này có thể khiến cho những nước muốn sở hữu vũ khí Nga gặp trở ngại không nhỏ.

Được biết, mỗi khẩu đội THAAD bao gồm: 4 xe phóng mang tên lửa, mỗi xe có 8 ống phóng; radar mạng pha AN/TPY-2 có khả năng phát hiện các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung ở cự ly 1.000km; cùng một xe trung tâm điều khiển di động và 2 trung tâm hoạt động chiến thuật TOC.

Bên cạnh nhiệm vụ tìm kiếm và phát hiện mục tiêu, AN/TPY-2 cũng có thể tiếp nhận thông số về mục tiêu từ các hệ thống radar phòng thủ tên lửa đạn đạo của đối phương. Sau đó, hệ thống dữ liệu chiến đấu sẽ tính toán các thông số về mục tiêu và kích hoạt tên lửa đánh chặn.

Hệ thống đánh chặn THAAD được trang bị công nghệ “hit-to-kill” - tạm dịch là “truy đuổi - tiêu diệt” tương tự công nghệ được ứng dụng trên hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Đạn tên lửa có chiều dài 6,17m; sử dụng động cơ nhiên liệu rắn điều khiển bằng lực đẩy vector, có khả năng đánh chặn mục tiêu trong vùng bán kính 150-200km, tầm cao 25km.

Cụ thể, khi tiếp cận tên lửa địch, THAAD sẽ sử dụng module đánh chặn được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại để truy đuổi mục tiêu. Tên lửa tiêu diệt mục tiêu bằng động năng từ vụ va chạm tốc độ cao, không sử dụng đầu đạn chứa thuốc nổ như tên lửa thông thường.

Minh Quân

Sputnik