Mỹ kêu gọi các nước tăng cường tuần tra tự do hàng hải Biển Đông
Các tàu của Hải quân Mỹ trên Biển Đông (Ảnh: Sputnik) |
“Tôi nghĩ rằng mỗi quốc gia sẽ có cách đánh giá tình hình và cách tiếp cận của riêng họ. Nhưng đến một lúc nào đó, các lực lượng hải quân cũng phải triển khai, hiện diện và đưa ra phương án lựa chọn cho lãnh đạo của đất nước họ. Cách họ lựa chọn như thế nào là vấn đề quan trọng đối với cách tiếp cận quốc gia và chủ quyền của họ”, Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson, nói với báo Sydney Morning Herald hôm 16/5.
Đô đốc Richardson cho rằng các lực lượng hải quân Australia và Indonesia nên tăng cường hiện diện trên Biển Đông. Tư lệnh Hải quân Mỹ cho rằng cả Australia và Indonesia đều là những nước ủng hộ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.
Theo hãng tin Sputnik (Nga), Indonesia không tuyên bố chủ quyền trong tranh chấp trên Biển Đông, tuy nhiên Indonesia muốn xác lập chủ quyền tại khu vực mà nước này gọi là vùng biển Bắc Natuna và Trung Quốc cũng đòi hỏi chủ quyền tại khu vực này. Australia cũng không phải là một bên trong tranh chấp Biển Đông, song nhiều lần kêu gọi các quốc gia khác đảm bảo tự do đi lại tại vùng biển này.
“Nơi mà chúng tôi có thể nhìn thấy những cơ hội để hợp tác cùng nhau, diễn tập cùng nhau, hiện diện cùng nhau, đó là những gì mà chúng tôi không ngừng tìm kiếm. Chúng tôi có một mối quan hệ gần gũi với lực lượng hải quân của cả hai nước, và chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì điều đó”, Đô đốc Richardson nói.
Đô đốc Richardson phát biểu tại hội thảo an ninh hàng hải quốc tế ở Singapore ngày 15/5 (Ảnh: AP) |
Bình luận về các chiến dịch đảm bảo “tự do hàng hải” của Mỹ tại Biển Đông, Đô đốc Richardson nói rằng đây chắc chắn không phải là những hành động “mang tính khiêu khích”.
“Đây là một phần trong cách mà Mỹ thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ cho trật tự dựa trên luật lệ”, Tư lệnh Hải quân Mỹ nhấn mạnh.
Tuần trước, hai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Preble và Chung Hoon của Hải quân Mỹ đã di chuyển gần các bãi đá bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuyên bố Trung Quốc rất không hài lòng và kịch liệt phản đối động thái này của Mỹ.
Đáp lại, Đô đốc Richardson đã phản đối phát ngôn của Trung Quốc.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục hiện diện. Chúng tôi có rất nhiều lợi ích quốc gia tại đó. Khoảng 1/3 dòng chảy thương mại của thế giới đi qua Biển Đông. Mỹ là một quốc gia hàng hải. Chúng tôi có nhiều lợi ích to lớn trên biển. Vì vậy chúng tôi sẽ tiếp tục hiện diện”, Đô đốc Richardson nhấn mạnh.
“Liên quan tới các hoạt động đảm bảo tự do hàng hải, điều quan trọng là cần hiểu rằng Hải quân Mỹ ủng hộ việc tiến hành các chiến dịch tự do hàng hải, mở cửa vùng biển, trước sau như một và tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Và chúng tôi tiến hành việc này trên toàn thế giới”, ông Richardson nói thêm.
Đây không phải lần đầu tiên Đô đốc Richardson lên tiếng về các hoạt động của hải quân Mỹ trên Biển Đông. Tại Philippines hồi tháng 10/2018, Tư lệnh Hải quân Mỹ từng tuyên bố Washington đã hiện diện tại khu vực Biển Đông suốt 7 thập niên qua và sẽ tiếp tục hiện diện, đồng thời ủng hộ quyền tự do hàng hải tại các vùng biển quốc tế.
Theo DT
-
Bão Trami sắp đạt cấp cực đại, dự báo liên tục đổi hướng
-
Dự báo 2 kịch bản của bão Trami khi đi vào vùng biển nước ta
-
Bão Trami tăng cấp, liên tục đổi hướng khi vào Biển Đông
-
Bão Trami có thể chuyển hướng khi đến gần bờ nước ta
-
Thăm dò dầu khí của Petronas ở Biển Đông: Những thách thức về địa chính trị và năng lượng
-
Ông Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư
-
Quảng Ngãi: Lên phương án ứng cứu tàu chở hàng mắc cạn gần cảng Dung Quất
-
Cần có quy hoạch chung tại thành phố trực thuộc Trung ương
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin
-
[VIDEO] Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo các tập đoàn năng lượng lớn của Nga