Mỹ dọa loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35 vì S-400 của Nga
Máy bay chiến đấu F-35 (Ảnh: Quân đội Mỹ) |
Bloomberg dẫn một báo cáo của Lầu Năm Góc gửi tới Quốc hội Mỹ cho biết Ankara đang đối mặt với nguy cơ bị loại khỏi chương trình phát triển máy bay chiến đấu F-35 nếu chính phủ nước này tiếp tục theo đuổi thương vụ S-400 với Nga.
Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ là “một đối tác quan trọng” và đến nay đã đầu tư hơn 1,25 tỷ USD cho chương trình F-35 từ những ngày đầu tiên, nhưng “chính phủ Mỹ sẽ đánh giá lại” tư cách thành viên của Ankara nếu họ vẫn bổ sung S-400 vào kho vũ khí, báo cáo viết.
Thổ Nhĩ Kỳ tham gia dự án phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35 cùng 8 quốc gia khác từ năm 2002, với khoản đóng góp hàng tỷ USD. Đổi lại, Mỹ sẽ cung cấp 100 chiếc F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài ra, 10 công ty của Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch sản xuất 12 tỷ USD các bộ phận chủ chốt như thân máy bay, thiết bị hạ cánh. Ankara cũng là nhà cung cấp duy nhất màn hình hiển thị trong buồng lái trong số các nước tham gia chương trình.
Mỹ lo ngại rằng S-400 khi được tích hợp vào hệ thống vũ khí của Thổ Nhĩ Kỳ, có thể thu thập các thông tin kỹ thuật nhạy cảm về F-35. Chính vì vậy, Washington chần chừ trong việc quyết định có giao F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ hay không và cũng rất nhiều lần cảnh báo sẽ không bán F-35 cho Ankara.
Trả lời phóng viên hồi đầu tháng, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết Ankara cũng muốn mua hệ thống phòng không Patriot của Mỹ nhưng Washington chưa đưa ra bất cứ cam kết nào. Ông nhấn mạnh rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không rút khỏi thương vụ S-400 nhưng vẫn mở rộng cửa với vũ khí Mỹ.
Trong khi đó, Washington vẫn kiên trì thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ S-400 và cho biết họ đã và đang phát triển một hệ thống phòng thủ mạnh mẽ, tương thích với hệ thống vũ khí NATO bán cho Ankara.
Mặc dù vậy, Lầu Năm Góc vẫn khẳng định vai trò địa chiến lược quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ tại sườn đông nam của NATO, là nơi đồn trú của quân nhân và khí tài của khối. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng cho biết Ankara có một kế hoạch đáng tin cậy trong việc tăng ngân sách quốc phòng lên 2% GDP cho tới năm 2024, một trong những điều kiện mà Mỹ mong muốn ở các thành viên NATO.
Lầu Năm Góc cũng cho biết, ngoài rủi ro bị loại khỏi chương trình F-35, việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 còn có thể khiến họ lãnh các lệnh trừng phạt cũng như ảnh hưởng tới các thương vụ vũ khí khác với Mỹ như trực thăng CH-47F Chinook, máy bay chiến đấu F-16 và trực thăng UH-60 Black Hawk.
Theo Dân trí
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố không hủy hợp đồng mua tên lửa S-400 Nga Ankara khẳng định sẽ hoàn tất hợp đồng mua S-400 trị giá 2,5 tỷ USD với Moskva, nhưng sẵn sàng mua thêm vũ khí từ Washington. |
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng