Mỹ: Áp trần giá dầu Nga sẽ có lợi cho Trung Quốc và Ấn Độ
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen. |
"Chúng tôi nhận thấy giới hạn giá là điều có lợi cho Trung Quốc, có lợi cho Ấn Độ và có lợi cho tất cả những người mua dầu của Nga", bà Yellen tuyên bố.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cũng nói rằng việc Trung Quốc mua dầu thô của Nga hiện tại là "hoàn toàn phù hợp" với kế hoạch của phương Tây nhằm giữ cho dầu thô của Nga chảy vào thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, Trung Quốc hay Ấn Độ, đã từ chối tham gia giới hạn giá bất chấp những nỗ lực của Mỹ muốn hai nước này cùng tham gia, với lập luận rằng giới hạn giá sẽ làm cho dầu nhập khẩu của Nga có giá cả phải chăng hơn.
Vài ngày trước tuyên bố về Trung Quốc, bà Yellen nói rằng bà hy vọng Ấn Độ sẽ tận dụng lợi thế của việc tham gia giới hạn giá, từ đó khiến dầu của Nga rẻ hơn.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ ngày 14/11 cho biết, Mỹ không có vấn đề gì với việc Ấn Độ không tham gia giới hạn giá, song lưu ý rằng những người mua Ấn Độ nhập dầu thô của Nga sẽ phải từ bỏ việc sử dụng các dịch vụ bảo hiểm, tài chính và vận chuyển của phương Tây, vì những dịch vụ đó gắn liền với kế hoạch giới hạn giá.
Hầu hết các nhà phân tích đều chỉ ra rằng, Trung Quốc và Ấn Độ đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của kế hoạch giới hạn giá vì đây là những khách hàng mua dầu lớn nhất của Nga. Ngoài ra, các quốc gia G7 đưa ra kế hoạch giới hạn giá đều đã có các lệnh cấm hoạt động hoặc đang chờ xử lý đối với dầu của Nga, có nghĩa là họ sẽ không nhập khẩu bất kỳ giọt dầu thô nào của Nga trong vài tháng nữa.
Ủy ban châu Âu từ chối đề xuất áp trần giá khí đốt | |
Nguy cơ tàu chở dầu bị mắc kẹt từ kế hoạch giới hạn giá của G7 |
Bình An