Mỗi năm có cả triệu đôla cigar nhập về cửa hàng miễn thuế
Nhu cầu tiêu thụ cigar tăng cao, các cửa hàng miễn thuế đều nhập khẩu về bán (Ảnh minh họa) |
Năm 2017 và quý I/2018, cả nước có 9 doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất thuốc lá, chủ yếu qua cửa khẩu Hải Phòng và làm thủ tục khai báo tại Cục Hải quan Hải Phòng. Cửa khẩu còn lại được khai báo qua Cục Hải quan tỉnh Lào Cai.
Theo số liệu của Bộ Tài chính, năm 2017, cả nước tạm nhập tái xuất khoảng 3,5 triệu cây thuốc lá điếu, đạt trị giá 8,2 triệu USD. Số lượng thuốc lá sợi vào khoảng 105 tấn, trị giá khoảng 119.000 USD. Tổng trị giá nhập khẩu năm 2017 là 8,3 triệu USD.
Quý I/2018, số thuốc lá điếu nhập khẩu là 1,5 triệu cây/tút, đạt trị giá 4,9 triệu USD.
Cũng theo số liệu của Bộ Tài chính, năm 2017, số lượng thuốc lá điếu tạm nhập để bán tại các cửa hàng miễn thuế vào khoảng 48,4 triệu đôla. Riêng cigar hộp có số lượng nhập khẩu là hơn 24.690 hộp, đạt trị giá khoảng 908.000 USD. Còn thuốc lá sợi vào khoảng 1,7 tấn, trị giá khoảng 125.000 USD.
Số lượng thuốc lá tạm nhập về bán tại các cửa hàng miễn thuế hiện vẫn không ngừng tăng lên. Theo thống kê, trong quý I/2018, thuốc lá điếu tạm nhập về Việt Nam để bán ở các cửa hàng miễn thuế đã lên đến 917.000 cây, trị giá khoảng 10,9 triệu đồng. Cigar hộp nhập về là hơn 7.300 hộp, đạt trị giá 472.000 USD. Còn lại 779kg thuốc lá sợi có trị giá 30.000 USD.
Theo quy định hiện nay, để được tạm nhập tái xuất mặt hàng thuốc lá, doanh nghiệp phải ký quỹ 7 tỷ đồng; phải được Bộ Công Thương cấp mã số tạm nhập tái xuất. Ngoài ra, hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất chỉ được lưu tại Việt Nam 60 ngày và gia hạn tối đa 2 lần, mỗi lần không quá 30 ngày. Và, tổng thời gian lưu giữ tại Việt Nam vào khoảng 120 ngày. Thuốc lá hiện cũng là mặt hàng đang gây nhiều tranh cãi và nằm trong danh sách kiểm soát chặt do những lo ngại về tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại đối với các sản phẩm thuốc lá.
Hồi cuối tuần trước, sau Chính phủ, Bộ Công Thương cũng có văn bản yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh thành phố không chỉ tăng cường kiểm soát mà cần phải thực hiện thường xuyên và liên tục, đặc biệt là các giao dịch mua bán trên Internet.
Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các địa phương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường cần tăng cường quản lý địa bàn, xây dựng mạng lưới thông tin cơ sở, theo dõi diễn biến thị trường. Đồng thời chủ động tổ chức việc kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán, tàng trữ cigar nhập lậu, phát hiện và xử lý kịp thời vi phạm theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, lực lượng quản lý thị trường cần phối hợp với các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý việc vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh cigar nhập lậu trong nội địa và các giao dịch mua bán trái phép qua mạng Internet.
Trong đó, Bộ Công Thương nhấn mạnh vào các địa bàn, đối tượng trọng điểm để tập trung đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm buôn lậu ở các tỉnh thành như TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ…
Dân Trí
-
Tin tức kinh tế ngày 23/10: Xuất nhập khẩu lần đầu tiên vượt 200 tỷ USD một quý
-
Giá dầu hôm nay (23/10): WTI tăng, Brent giảm trong phiên
-
Điện Kremlin: BRICS không có mục tiêu đánh bại đồng đô la
-
Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia: Tạo cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
-
BRICS "nhấn ga" tái thiết tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce