Miền Trung triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 7
Nguồn tin trên cũng cho biết thêm, tính đến sáng ngày 2/10, tại miền Trung vẫn còn 38.938 tàu thuyền với 141.769 ngư dân đang hoạt động trên biển. Trong đó, đáng chú ý là có đến hơn 600 tàu đang ở trên vùng biển có nhiều khả năng xảy ra nguy hiểm do chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 7.
Trong khi đó, Ban Chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Ngãi cũng cho biết, đến sáng ngày 2/10, toàn tỉnh vẫn còn 240 tàu cá, với gần 2.000 lao động đang hoạt động trên biển. Trước tình hình đó, một mặt các ngành chức năng và Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo các đồn biên phòng nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi, mặt khác thường xuyên liên lạc với các chủ tàu thông qua máy Icom cộng đồng thông báo diễn biến tình hình thời tiết đang diễn ra; thường xuyên duy trì thông tin liên lạc với các tàu thuyền trên biển để chủ động phòng tránh.
Theo ông Bùi Đức Thái - Trực ban Ban Chỉ huy PCLB và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh Quảng Ngãi thì: Hiện nay Văn phòng thường trực của Ban đã có công điện thông báo tình hình diễn biến của bão số 7 đến các địa phương, đơn vị, đặc biệt là các chủ phương tiện đang còn hoạt động trên các vùng biển. Trong khi đó, Bộ đội Biên phòng tỉnh cũng đang tiếp tục phối hợp với các đài canh và máy icom cộng đồng kêu gọi tàu thuyền trên biển tránh xa và ra khỏi vùng nguy hiểm của bão. Đối với số tàu thuyền đang hoạt động gần bờ thì khẩn trương vào bờ, tìm nơi neo đậu, tránh trú an toàn. Riêng với công tác an toàn hồ đập, hiện tỉnh đang tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn trong tình huống có bão và mưa lớn kéo dài (Phương án phòng chống mưa bão tại các hồ đập đã được các đơn vị có liên quan chuẩn bị ngay từ đầu năm và các hồ đều đã có phương án riêng).
Tại tỉnh Quảng Nam, vấn đề an toàn hồ đập, phòng chống thiệt hại thiên tai cũng đã được lãnh đạo tỉnh và ngành chức năng đặt ra tại cuộc họp khẩn cấp vào cuối ngày hôm qua (1/10). Theo đó, đến nay 50 hồ đập trên địa bàn vẫn đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão. Về công tác tàu thuyền trên biển, Đại tá Nguyễn Văn An- Chủ nhiệm Chính trị, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện còn 53 phương tiện, với hơn 1.700 lao động của đại phương đang hoạt động đánh bắt xa bờ, các phương tiện đánh bắt gần bờ đã vào các khu tránh trú bão.
Tại TP Đà Nẵng, Chỉ huy PCLB và TKCN thành phố cho biết, đến cuối buổi sáng ngày 2/10, thành phố đã kêu gọi trên 1.900 phương tiện với 8.700 lao động đánh bắt trên biển vào bờ trú tránh bão số 7. Hầu hết ngư dân trên biển đã nhận được thông tin, vị trí hướng di chuyển của bão và đang trên đường vào bờ tránh bão. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các tỉnh, thành phố miền Trung đã chủ động mọi phương án sẵn sàng cứu hộ cứu nạn khi có sự cố xảy ra.
Tại tỉnh Quảng Trị, đến chiều ngày 2/10, toàn tỉnh còn 18 phương tiện với 114 thuyền viên đang hoạt động trên biển. Ban Chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị này đang tập trung chỉ đạo các địa phương, đơn vị thường xuyên giữ liên lạc và hướng dẫn ngư dân đưa tàu thuyền vào bờ tránh bão số 7. Theo ông Hoàng Đình Liên, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị thì, trong buổi chiều ngày 2/10, Quảng Trị còn 4 tàu đang đánh bắt ở khu vực biển Đà Nẵng và dự kiến sẽ về Quảng Trị trong ngày 3/10.
Tại tỉnh Bình Định, ông Phan Xuân Hải - Chi cục Trưởng Chi cục PCLB và Quản lý đê điều tỉnh cho biết: UBND tỉnh Bình Định và Sở Nông nghiệp và Phát tiển Nông thôn tỉnh này đang chỉ đạo các địa phương khẩn trương nơi nào lúa chín thì thu hoạch. Hiện nay các hồ chứa thì nước đang cạn nhưng cũng đang quan tâm kiểm tra tu sửa các cửa cống để một mặt sẵn sàng xả lũ, mặt khác chủ động tích nước phục vụ sản xuất vụ tới. Tỉnh cũng đang rất quan tâm đến các tàu thuyền đang còn hoạt động trên biển và kêu gọi, yêu cầu các tàu này nhanh chóng vượt ra khỏi vùng ảnh hưởng của bão số 7 để tìn nơi trú ẩn an toàn.
Trong khi đó, tại khu neo trú âu thuyền Thọ Quang (thành phố Đà Nẵng), đến chiều ngày 2/10 đã có hàng trăm phương tiện vào neo đậu tránh bão. Ông Huỳnh Văn Phương- Trưởng Ban quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang cho biết, đơn vị đã bố trí sắp xếp cho các phương tiện vào nơi an toàn. Theo ông, “khả năng sức chứa của âu thuyền này là khoảng 1.000 phương tiện. Chúng tôi chuẩn bị đầy đủ theo phương án là 28 phao neo và 60 trụ neo tại âu thuyền và phân theo 3 cụm, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền neo đậu”.
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Diễn tập thực chiến an ninh mạng 2024
-
Bão số 4 (Soulik) gây ngập lụt, chia cắt 77 điểm tại miền Trung
-
Bão số 4 (Soulik) đổ bộ đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị
-
MobiFone sẵn sàng công tác ứng phó với bão số 4
-
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3