Mặt bằng giá mới: Cẩn trọng “nhập khẩu lạm phát”
LTS: Việc lạm phát tăng không ngạc nhiên bởi nó phản ánh sự hồi phục của nền kinh tế. Nhưng nếu nó tăng nhiều hơn trong tương quan tăng trưởng kinh tế thì lại là câu chuyện khác. Vì vậy cần tính tới một kịch bản mặt bằng giá mới và các giải pháp để hạn chế thiệt hại do chi phí đầu vào tăng cao.
Tàu Ever Given mắc cạn tại Kênh đào Suez làm tắc nghẽn giao thông hàng hải đã khiến cho chi phí vận tải tăng cao, giá hàng hóa nhập khẩu cũng tăng theo. Ảnh: EPA |
Giá cả các vật liệu hóa chất và kim loại được dùng để sản xuất thành phẩm từ nguồn cung Trung Quốc và Indonesia đã tăng nhanh trong những tháng gần đây. Giá cước vận chuyển cũng đã tăng khoảng 90% kể từ tháng 6 năm 2020. Đặc biệt, trong rổ hàng hóa chỉ số giá tiêu dùng CPI các mặt hàng mang tính chất đầu vào đang có chỉ số khá lớn. Do đó khi có sự tăng giá trong nhóm nhà ở, chất đốt và vật liệu xây dựng sẽ có tác động lớn đến CPI và như vậy chắc chắn giá đầu ra sẽ có tác động tăng theo đối với các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
Trong đó, đáng chú ý là giá cả hàng hóa nhập khẩu đã tăng khá mạnh so với thời kỳ kinh tế thế giới khủng hoảng. Giá cả tăng trong khi lượng nhập khẩu tăng chứng tỏ một thực tế đáng mừng là sự phục hồi sản xuất trong nước. Tuy nhiên, với nền sản xuất dựa nhiều vào nguyên, nhiên liệu đầu vào nhập khẩu, lượng hàng hóa này trong thời gian tới có xu hướng tăng lên. Nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI cũng tăng mạnh kể từ đầu năm nay.
Tuy nhiên, diễn biến xuất nhập khẩu trên cũng cho thấy, yếu tố giá cả bên ngoài tác động rất lớn tới chỉ số giá tiêu dùng, mà độ trễ của nó có thể phản ánh vào quý II này. Đồng thời, nhập khẩu tăng mạnh cũng sẽ tạo áp lực lên cán cân thanh toán, đòi hỏi cơ quan quản lý phải có điều chỉnh về chính sách ngoại hối phù hợp. Bởi lẽ, khả năng kiểm soát lạm phát của Việt Nam trong những năm qua chủ yếu là nhờ giá cả thế giới duy trì ở mức thấp.
Hiện tại trên thế giới với việc triển khai vắc-xin COVID-19 một số các nền kinh tế đã quay trở lại vận hành bình thường do đó, không thể không tính đến sự tác động của giá các nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam ảnh hưởng đến giá sản phẩm cuối cùng. Với số liệu từ Tổng cục thống kê về chỉ số CPI tháng 3 cũng như cả quý 1/2021, “dư địa” cho chúng ta vẫn còn khá lớn, đứng ở góc độ chỉ tiêu 4% tôi cho rằng hoàn toàn có thể giữ được mức này.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
-
Người lao động "thắt chặt" chi tiêu dù thu nhập bình quân tháng tăng 7,4%
-
9 tháng đầu năm: CPI tăng 3,88%, lạm phát cơ bản tăng 2,69%
-
Quý III/2024: GDP tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước
-
CPI tháng 8 ổn định, bình quân 8 tháng tăng 4,04%
-
Tin tức kinh tế ngày 28/8: Xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Ấn Độ tăng vọt
-
Lỗ hổng trong quy trình quản lý tài sản gửi của khách hàng
-
Giá vàng hôm nay (19/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh
-
Chân chạy VPI phá kỷ lục ở VPBank Hanoi International Marathon 2024
-
Tăng trưởng tín dụng đạt 9%, kỳ vọng bứt phá những tháng cuối năm
-
Giá vàng hôm nay (18/10): Tiếp đà tăng mạnh