Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Mã số định danh - giao điểm bất hợp lý

07:00 | 30/03/2013

617 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Bộ Tư pháp vừa hoàn thành dự thảo đề án về việc thiết lập mã số định danh để đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quản lý dân cư. Dự kiến, việc cấp mã số định danh sẽ được triển khai từ tháng 6/2013 đến tháng 5/2014. Ngay lập tức, dự thảo này trở thành vấn đề “nóng” được dư luận xã hội quan tâm, nhất là khi hai cơ quan cấp Bộ đều triển khai hai đề án có chung một “giao điểm” là “mã số định danh”…

Khi dân cư được “mã số hóa”

Bản dự thảo đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến quản lý dân cư vừa được Bộ Tư pháp hoàn thành theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ. Theo đó, mục tiêu đề án để phục vụ việc xây dựng Luật Hộ tịch, hướng tới lập và cấp số định danh công dân cho mỗi công dân; cải tiến sổ đăng ký hộ tịch từ nhiều sổ như hiện nay thành một sổ - gọi là Sổ bộ hộ tịch; lập Sổ hộ tịch cá nhân và cấp cho công dân Việt Nam khi đăng ký khai sinh; xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử Quốc gia…

Bộ Tư pháp xác định: Trước mắt cần quy định về số định danh cá nhân trong Dự án Luật Hộ tịch, làm cơ sở để xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về số định danh cá nhân và cơ chế thực hiện cấp và quản lý số định danh cá nhân.

Số định danh cá nhân là dãy số gồm 12 chữ số, xác lập từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cấp cho mỗi công dân Việt Nam từ khi đăng ký khai sinh và gắn với họ đến khi chết, không thay đổi trong suốt cuộc đời (ngay cả trong trường hợp công dân thôi/bị tước quốc tịch Việt Nam, khi được trở lại/nhập quốc tịch Việt Nam, số định danh cá nhân không thay đổi), không lặp lại ở người khác, dùng để xác định dữ liệu thông tin công dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.

Đại tá Vũ Xuân Dung trả lời báo chí sau cuộc hội thảo chiều 26/3

Theo tính toán sơ bộ của Bộ Tư pháp, việc cung cấp số định danh cá nhân thay cho việc phải khai các thông tin cá nhân, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính sẽ giúp tiết kiệm thời gian điền thông tin, ước tính khoảng trên 461 tỉ đồng/năm. Chi phí tương ứng cho việc sao chụp, chứng thực các loại giấy tờ để thực hiện các thủ tục hành chính này khoảng 4.780 tỉ đồng/năm đồng thời giảm 2.2010 tỉ đồng/năm khi giải quyết thủ tục ở các cơ quan hành chính Nhà nước 4 cấp khi bớt được các hoạt động sao chụp, chứng thực.

Lo ngại lãng phí vì trùng lấn

Đến lúc này, cả Bộ Công an và Bộ Tư pháp đều giật mình khi nhận ra dù hai đề án liên quan đến quản lý dân cư của hai cơ quan này được xây dựng theo hướng riêng nhưng lại trùng nhau về quan điểm xây dựng mã số công dân. Việc trùng nhau này có thể dẫn đến lãng phí, tốn kém ngân sách.

Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục 7 - Bộ Công an), cho biết: “Bộ Công an vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ “Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến quản lý dân cư” do Bộ Tư pháp xây dựng có nhiều điểm trùng với Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia mà Bộ Công an đang triển khai. Chúng tôi cho rằng việc trùng lấn đó có thể sẽ gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước”.

Cũng từ đề án này, Bộ Công an đã thành lập Cục Cảnh sát Đăng ký, quản lý cư trú và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (C72), trực thuộc Tổng cục 7, để thực hiện việc cấp số định danh cá nhân. Sau này, Bộ Công an và Bộ Tư pháp chỉ xây dựng thông tư liên tịch hướng dẫn tư pháp, công an xã/phường cấp cho mỗi trẻ sơ sinh một số là xong.

Sang giai đoạn 2 của đề án, Bộ Công an thực hiện kết nối, chia sẻ thông dữ liệu dân cư với các ngành khác để đơn giản hóa các thủ tục cho người dân khi thực hiện các giao dịch dân sự. Theo dự toán thì toàn bộ kinh phí để thực hiện đề án này là khoảng 3.000 tỉ đồng, chia thành nhiều giai đoạn.

Làm từ gốc chứ không làm phần ngọn

Dự thảo của Bộ Tư pháp cũng đưa ra số định danh cá nhân (mã số công dân) gồm 12 chữ số, được xác lập từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cấp cho mỗi công dân từ khi đăng ký khai sinh và gắn với họ suốt đời.

Theo lý lẽ của một thành viên góp phần xây dựng đề án của Bộ Tư pháp: “Bộ Công an chỉ mới nói cấp số định danh cá nhân nhưng lại không nói cấp cho ai, cấp bao giờ, cấp như thế nào… Số định danh là số của Chính phủ nhưng Bộ Công an lại đang muốn làm theo hướng của riêng mình. Chúng tôi xây dựng đề án này theo chỉ đạo của Chính phủ để điều chỉnh việc Bộ Công an đang làm, cấp cho mỗi trẻ khi sinh ra một số định danh cá nhân, đến khi trẻ đủ 14 tuổi thì sẽ là số CMND”.

Đại diện Cục Kiểm soát thủ tục hành chính khẳng định: đề án do Bộ Tư pháp xây dựng không sử dụng kho số riêng như nhiều người lo ngại mà sử dụng số do ngành công an quản lý. Số khai sinh là số đầu tiên khẳng định tính pháp lý của con người, cấp cho mỗi người khi vừa sinh ra.

Theo quy định về hộ tịch, công dân sau khi sinh ra trong thời gian vài ngày dù chết vẫn phải đăng ký khai sinh để tính tuổi thọ dân số. Bộ Công an chỉ làm cái ngọn mà không làm cái gốc. Đề án của Bộ Tư pháp chỉ phát triển những cái đã có để bảo đảm việc quản lý được liên tục.

Mã số định danh “hai trong một”

Đại tá Vũ Xuân Dung - Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý về trật tự hành chính, Bộ Công an cho biết, Bộ đã chọn 22 trường thông tin để xây dựng bộ dữ liệu cho mỗi số định danh cá nhân. Việc thí điểm cấp đổi CMND 12 số từ tháng 9/2012 là một bước đi cụ thể trong quá trình thực hiện đề án. Bởi vậy, đề án tổng thể xây dựng “kho mã số định danh cá nhân” do Bộ Tư pháp làm sẽ “dẫm chân” đề án cấp CMND 12 số của Bộ Công an.

Vì vậy Bộ Công an đã đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tư pháp không nên xây dựng đề án tổng thể này nữa mà trên cơ sở đề án xây dựng cơ sở dữ liệu Bộ Công an đang làm, cần bổ sung, sửa đổi về kỹ thuật, nội dung, nguồn dữ liệu thu thập… thì đề xuất để hoàn chỉnh chứ không nên xây dựng hai hệ thống dữ liệu song song, gây tốn kém tiền của và công sức.

“Ý tưởng ban đầu của Bộ Tư pháp muốn xây dựng một cơ sở dữ liệu khác trên tinh thần một đề án tổng thể, gom tất cả dữ liệu chuyên ngành lại thành một kho dữ liệu tổng thể. Nhưng vậy thì đến bao giờ mới có thể xong được kho dữ liệu dân cư cũng như chờ đến khi nào các bộ, ngành khác mới xong bộ dữ liệu của mình để làm tổng thể?”.

Tuy nhiên, Bộ Tư pháp lại lập luận rằng, thông tin Bộ này cần quản lý về vấn đề hộ tịch là rất lớn đối với cả cuộc đời một con người, nếu phụ thuộc vào nguồn dữ liệu của Bộ Công an thì việc quản lý sau này sẽ khó khăn!? Trước lý lẽ đó, Bộ Công an khẳng định cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là để dùng chung cho các bộ, ngành, cơ quan quản lý Nhà nước vì gồm 22 trường thông tin.

Còn dữ liệu chuyên ngành, trên cơ sở dữ liệu lõi này Bộ Tư pháp có thể bổ sung, tùy thuộc yêu cầu quản lý của mình. Nếu Bộ Tư pháp tiến hành gom tất cả thông tin để có một cơ sở dữ liệu tổng thể thì rõ ràng là chồng chéo với việc mà Bộ Công an đã làm, vì cùng một dữ liệu về công dân, đã quy định trong Nghị định 90 để dùng chung mà nay lại có một đề án tổng thể nữa thì thật lãng phí và tốn công sức.

Liệu câu chuyện “mã số định danh” có trở thành “biên niên ký” kéo dài bởi những cuộc hội thảo và những lý lẽ tranh luận gay gắt giữa hai cơ quan cấp Bộ, để tới được “hồi kết”?

Gia Hân