Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

M&A ngân hàng: Ngân hàng bị sáp nhập, vì đâu nên nỗi?

08:54 | 05/07/2012

745 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tính từ thời điểm Bất động sản đóng băng hẳn từ năm 2011, cùng với kênh đầu tư chứng khoán èo uột khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc trả nợ, NH gần như ngừng hẳn cho vay thêm trong các lĩnh vực này, một mặt do tỉ lệ khống chế trần cho vay đối với lĩnh vực bất động sản và chứng khoán của NHNN, một mặt do không dám mạo hiểm đối với nguồn vốn của chính mình.

Thanh khoản gặp vấn đề?

Còn nhớ cũng khoảng thời gian này năm 2011, hàng loạt ngân hàng (NH) bị rơi vào tình trạng mất thanh khoản nghiêm trọng. Rất may Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có những quyết sách tái cấp vốn kịp thời, đồng thời chỉ đạo một loạt các NH quốc doanh lớn như VCB, BIDV hỗ trợ thanh khoản cho các NH đang thiếu hụt thanh khoản tạm thời. Nhờ vậy, trong năm 2011, thị trường không có những vụ ồn ào như hiện tượng người dân ồ ạt rút tiền vì lo ngại NH sụp đổ như tại ACB hay Phương Nam Bank trong những năm trước.

Nhưng cũng chính nhờ sự kiện này là một trong những nguyên cớ chính để NHNN mạnh tay hơn tái khởi động lại đề án tái cơ cấu hệ thống tín dụng vốn đang yếu kém và tiềm ẩn nhiều rủi ro hiện nay. Đề án tái cơ cấu hiện nay được cho là đã khởi động từ năm 2008, ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á nhưng chỉ được triển khai mạnh mẽ từ cuối năm 2011 tới nay.

Bảng: Nợ xấu của một số ngân hàng tại hai thời điểm 31/12/2011 và 31/3/2012

Nhận định về vấn đề thanh khoản của các NHTM ở Việt Nam hiện nay, thống đốc NHNN vẫn cho rằng tình hình thanh khoản là khá trầm trọng. Đặc biệt ở các NH nhóm 3 và nhóm 4. Không đơn thuần giống như các năm trước, thanh khoản yếu xuất phát từ việc sử dụng quá nhiều vốn ngắn hạn tài trợ cho nhu cầu trung và dài hạn với khách hàng là dân cư và doanh nghiệp, trong năm nay, khá nhiều NH đang mất thanh khoản xuất phát từ các khoản vay liên NH.

Sự ra đời của Thông tư 19/2012/TT-NHNN của NHNN về khống chế trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn nhưng thả nổi lãi suất tiền gửi trung dài hạn càng làm cho NH đang mất thanh khoản tạm thời có thể tìm kiếm nguồn vốn bù đắp từ vốn nhàn rỗi ngắn hạn của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nợ xấu từ hoạt động liên NH cũng kiến các NH lớn e dè và không “tin tưởng” các NH nhỏ. Và vì vậy, thiếu hụt thanh khoản càng khó có cơ hội bù đắp.

Nợ xấu gia tăng nhanh, chất lượng tài sản giảm?

Tính từ thời điểm Bất động sản đóng băng hẳn từ năm 2011, cùng với kênh đầu tư chứng khoán èo uột khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc trả nợ, NH gần như ngừng hẳn cho vay thêm trong các lĩnh vực này, một mặt do tỉ lệ khống chế trần cho vay đối với lĩnh vực bất động sản và chứng khoán của NHNN, một mặt do không dám mạo hiểm đối với nguồn vốn của chính mình.

Theo báo cáo của Thống đốc Nguyễn Văn Bình công bố tại văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về thực trạng nợ xấu và biện pháp khắc phục của ngành NH, tính đến 30/4/2012, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng khoảng 108,6 nghìn tỉ đồng, tăng 28,18 nghìn tỉ (35%) với tốc độ tăng trung bình 8,6%/tháng, cao hơn so với mức tăng bình quân cùng kỳ năm trước.

Do nợ xấu gia tăng dẫn đến các khoản trích lập dự phòng rủi ro cho hoạt động tín dụng tăng tương ứng, NH mất thêm một lượng vốn lớn để đưa vào hoạt động và chất lượng tài sản sinh lời vì thế cũng bị ảnh hưởng.

Tính đến quý I/2012, thống kê cho thấy tài sản sinh lời của nhiều NH đều có xu hướng giảm, lợi nhuận thuần từ hoạt động cho vay giảm. Điều đó cho thấy tài sản của các NH đang xấu đi với tỉ lệ nợ xấu tăng, dòng tiền luân chuyển từ nguồn vốn chuyển thành cho vay đang không mang lại hiệu suất cao. Gánh nặng chi phí vốn khiến lợi nhuận giảm.

Quản trị chưa minh bạch, NH đang trở thành công cụ rót vốn rẻ?

Không khó để nhận ra hàng loạt các dự án cho vay, đầu tư hoặc công ty liên kết của các NH được nêu trong báo cáo tài chính có “mối quan hệ” với ông chủ của chính TCTD này. Việc coi NH là nguồn cung cấp vốn rẻ cho dự án của mình chính là căn nguyên của tình trạng nợ xấu cũng như thiếu minh bạch trong thông tin hoạt động NH.

Chẳng hạn, một NH cấp vốn cho một vài dự án “sân sau” của “ông chủ NH” thông qua nhiều hình thức như: cho vay với nhiều ưu đãi như mức lãi suất thấp, thời gian ân hạn hoặc ủy thác đầu tư, mua trái phiếu doanh nghiệp… sẽ giúp doanh nghiệp “sân sau” tăng sức cạnh tranh so với đối thủ, lợi nhuận vì thế càng tăng thêm. Thế nhưng chẳng may dự án bị ngừng trệ, đình đốn, NH với một vài cuộc họp với tỉ lệ biểu quyết áp đảo “ông chủ NH” và những người có liên quan, thay đổi một vài bút toán, biến từ dư nợ cho vay thành dự án đầu tư góp vốn. Thế là NH cũng không bị nợ xấu, còn ông chủ dự án mà đích xác cũng đang ngồi trên ghế lãnh đạo NH cũng không lo thiệt hại về kinh tế.

Đáng báo động, tình trạng này đang phổ biến hầu khắp trong hệ thống NH, đặc biệt nhóm các NHTMCP mà ông chủ là những “nhà tài phiệt” kinh tế, có sở hữu chéo nhiều NH.

Nếu NHNN không sớm ngăn chặn hành vi này, hệ thống NH ngày càng trở thành công cụ đắc lực cho một số ít các “nhà tài phiệt”, lúc đó NH giảm dần tính cạnh tranh và trở thành gánh nặng cho cả hệ thống và nguy cơ đổ vỡ NH theo các ngành bất động sản, chứng khoán… đang nóng hơn bao giờ hết.

Thực tế, chưa có nhiều trường hợp vì điều hành yếu kém dẫn đến thua lỗ trong hoạt động NH bị xử lý kịp thời. Cũng vì đặc thù ngành NH hoạt động khá nhạy cảm, ảnh hưởng toàn hệ thống cũng như rất nhiều đối tượng là dân cư, vì vậy, bất cứ động thái nào của mỗi NH đều ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và đều được NHNN kiểm soát chặt chẽ. Do vậy, NH thua lỗ, mất thanh khoản hay quá lắm là “đồ thừa” của một ông chủ nào đấy cũng đều sẽ được xử lý theo hướng sáp nhập mà ít khả năng phải giải thể hoặc phá sản. Như vậy, cảnh báo vẫn được đưa ra nhưng các NH vẫn không e ngại và đến lúc cần phải có chế tài đủ mạnh giúp lành mạnh và minh bạch hóa hoạt động của các NH.

Lê Thành

Năng lượng Mới số 134, ra thứ Ba ngày 3/7/2012