Lý do gì khiến Trung Quốc bất ngờ mua gấp đậu tương Mỹ?
Thu hoạch đậu tương tại một nông trại ở bang Illinois, Mỹ. Ảnh: Bloomberg |
Theo nguồn tin thân cận với Bloomberg, trong tuần vừa qua, Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu đậu tương hàng đầu thế giới - đã không ngừng mua đậu tương nhập khẩu từ Mỹ. Dù rằng khối lượng mua không đạt kỷ lục, nhưng hoạt động thu mua đã diễn ra sớm hơn rất nhiều so với thời điểm mua thông thường, cuối quý 1 của năm tiếp theo.
Ngoài đậu tương, Trung Quốc đang đặt mua rất nhiều các loại hạt của Mỹ để có thể có nguồn cung nguyên liệu thức ăn cho lợn. Hiện nay, trái với dự đoán của các chuyên gia, quy mô đàn lợn của Trung Quốc đang có dấu hiệu phục hồi đáng kể từ sau dịch tả lợn châu Phi. Nền kinh tế hàng đầu châu Á đồng thời cũng đang phục hồi từ đại dịch Covid-19, giúp cho nhu cầu đối với thực phẩm tăng cao.
Chuyên gia phân tích về hạt ngũ cốc và hạt có dầu tại ngân hàng Rabo, ông Stephen Nicholson, nhận định: "Đối với tôi, những gì đang diễn ra có thể là tín hiệu cho thấy, hoạt động mua của năm sau sẽ lên mạnh. Người tiêu dùng Trung Quốc có nhu cầu mua lớn và vì vậy họ hay đặt mua sớm, bởi nếu càng chờ đợi lâu hơn, khả năng giá tăng sẽ càng cao hơn".
Vào hôm 7/12, các bên mua Trung Quốc lại tiếp tục đà tăng thu mua đậu tương cho mùa vụ 2021 - 2022. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, các cuộc đối thoại về khả năng mua thêm đậu tương giao tương lai đã giúp đẩy giá đậu tương trên sàn kinh doanh hàng hóa Chicago tăng thêm 0,5%.
Giờ đây cũng đang phong phanh nhiều đồn đoán về khả năng Trung Quốc tìm đến Mỹ để mua nhiều hơn bởi thời tiết quá khô hạn đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến mùa vụ tại Brazil - nước xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới. Chênh lệch giá sản phẩm giữa hàng hóa của Brazil và Mỹ hiện đang hẹp dần và gần như không thể mua được hàng từ Brazil cho đến hết nửa đầu tháng 2/2021.
Nhận định về việc trên, tổ chức nghiên cứu nông nghiệp AgResource nhấn mạnh: "Việc mùa vụ tại Brazil bị ngưng trệ cùng với thời tiết khô hạn đã trì hoãn việc thu hoạch đậu tương".
Theo Dân trí
-
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc dự báo giảm tháng thứ 6 liên tiếp
-
Nhà đầu tư tích trữ vàng trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ
-
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cảnh báo rủi ro gia tăng
-
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021
-
Nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới dự kiến sa thải 17.000 nhân viên