Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Lùm xùm trong triển lãm ‘Những bức tranh trở về từ châu Âu’

14:00 | 20/07/2016

Theo dõi PetroTimes trên
|
Liên quan tới vụ tranh chấp bức tranh “Trừu tượng”, sau một ngày họp kín căng thẳng, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đã quyết định tạm giữ tất cả 17 bức tranh thuộc bộ sưu tập trên để phục vụ công tác điều tra.

Ngoài ra, các thành viên trong hội đồng thẩm định đã ký vào biên bản xác nhận trong 17 bức tranh đang trưng bày tại triển lãm Những bức tranh trở về từ châu Âu của nhà sưu tập Vũ Xuân Chung có 15 bức tranh giả và 2 bức tranh bị mạo danh chữ ký tác giả (họa sĩ Tạ Tỵ và họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc).

Triển lãm Những bức tranh trở về từ châu Âu diễn ra từ ngày 10-21/7 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM nằm trong bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung. Triển lãm giới thiệu 17 bức tranh, là những tác phẩm của các danh họa VN xuất thân từ Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã được cất giữ ở Pháp nhiều năm nay.

tam giu 17 buc tranh trong trien lam nhung buc tranh tro ve tu chau au
Bức tranh "Trừu tượng" góp mặt trong triển lãm và được kí dưới tên Tạ Tỵ.

Chiều ngày 14/7, sau khi xem triển lãm Những bức tranh trở về từ châu Âu, họa sĩ Thành Chương đã gửi email cho giới báo chí và các nhà phê bình mỹ thuật khẳng định rằng bức Trừu tượng đang treo trong triển lãm dưới tên danh họa Tạ Tỵ và được chú thích vẽ năm 1952 chính là... tranh của anh.

Ngay sau khi phát hiện ra vụ việc, họa sĩ Thành Chương đã yêu cầu tổ chức một buổi đối chất ngay tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM với nhà sưu tập Vũ Xuân Chung (người cho biết đã mua tranh của các danh họa xuất thân từ Trường Mỹ thuật Đông Dương đem về triển lãm) vào sáng 15/7. Tuy nhiên nhà sưu tập đã vắng mặt với lý do bận việc.

Theo Thành Chương, bức sơn dầu Trừu tượng khổ 47 x 56 cm, thể hiện chân dung người bạn thân của anh là nữ họa sĩ Kim Anh, hiện đang sống tại TP.HCM. Họa sĩ không nhớ rõ đã bán bức tranh này cho ai, nhưng anh cho rằng bức tranh có thể được bán đi tại một cửa hàng mỹ thuật của Xunhasaba (Hà Nội).

tam giu 17 buc tranh trong trien lam nhung buc tranh tro ve tu chau au
Họa sĩ Thành Chương và phác thảo chứng minh bức tranh "Trừu tượng" là của mình.

Triển lãm Những bức tranh trở về từ châu Âu không chỉ khiến giới mỹ thuật “dậy sóng” trước "nghi án" dùng tranh của họa sĩ Thành Chương rồi xóa bỏ tên tuổi, thay bằng tên của danh họa lão làng khác đã mất (Tạ Tỵ) mà toàn bộ các bức tranh còn lại cũng đang đứng trước nghi vấn là tranh giả.

Sáng ngày 15/7, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đã quyết định thành lập một hội đồng thẩm định lại hoàn toàn triển lãm trên sau khi có nhiều nghi vấn tranh giả, với thành phần là những họa sĩ uy tín, nhà chuyên môn, nhà nghiên cứu và đại diện của Hội Mỹ thuật TP.HCM, Hội Mỹ thuật VN...

Tiếp đó, vào sáng ngày 19/7, trước ''nghi án'' tranh thật tranh giả liên quan đến 17 bức tranh của bộ tứ huyền thoại làng hội họa Việt Nam Nghiêm-Liên-Sáng-Phái (Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái) của nhà sưu tập Vũ Xuân Chung và nhiều bức tranh khác của các họa sĩ Trường Mỹ thuật Đông Dương nổi tiếng như Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Sỹ Ngọc, Tạ Tỵ… thuộc triển lãm Những bức tranh trở về từ châu Âu.

Đặc biệt trước sự tố cáo mạo danh bức Trừu tượngtừ họa sĩ Thành Chương, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đã tổ chức cuộc họp thẩm định với các nhà quản lý, các chuyên gia mỹ thuật như họa sĩ - nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân, họa sĩ Uyên Huy (Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM), họa sĩ Lương Xuân Đoàn (Phó chủ tịch thường trực Hội Mỹ thuật VN), ông Vi Kiến Thành (Cục trưởng Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lảm - Bộ VH-TT-DL), ông Trịnh Xuân Yên (Phó giám đốc bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM)….

tam giu 17 buc tranh trong trien lam nhung buc tranh tro ve tu chau au
Nhà sưu tập tranh Vũ Xuân Chung (áo tím) có ý định hành hung họa sĩ Thành Chương (áo đỏ) trước sự chứng kiến của nhiều người.

Mặc dù không có mặt tại 2 buổi họp thẩm định tranh trước mà không đưa ra lý do, vào sáng ngày 19/7, nhà sưu tập Vũ Xuân Chung bất ngờ xuất hiện lúc giải lao và xông tới họa sĩ Thành Chương để lăng mạ, định hành hung trước sự chứng kiến của nhiều người cũng như phóng viên tờ The New York Times của Mỹ.

Chiều tối cùng ngày Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đã công bố kết quả thẩm định như sau: 15 bức tranh thuộc bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung đang triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM là không phải bản vẽ do tác giả đứng tên thực hiện (tức tranh giả). Hai bức tranh trong bộ sưu tập này là mạo danh chữ ký tác giả (họa sĩ Tạ Tỵ và họa sĩ Sỹ Ngọc). Vì vậy bảo tàng sẽ tạm giữ tất cả 17 bức tranh thuộc bộ sưu tập của ông Vũ Xuân Chung để phục vụ công tác điều tra. Đồng thời đề nghị các cơ quan có thẩm quyền khẩn trương xử lý và sớm có kết luận cho vấn đề này.

Ông Trịnh Xuân Yên - Phó giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM - cho biết bảo tàng đang đề nghị các cơ quan có thẩm quyền khẩn trương xử lý và sớm có kết luận. Phía bảo tàng cũng gửi lời xin lỗi đến công chúng vì đã chấp thuận để triển lãm diễn ra tại bảo tàng khi các thông tin chưa đủ tính xác thực.

Được biết ông Vũ Xuân Chung mua 17 bức tranh trên từ ông Jean-François Hubert, vốn là một chuyên gia cao cấp về nghệ thuật Việt Nam và châu Á của Hãng đấu giá Christie’s Hong Kong. Ông Jean-François Hubert cũng là người đã cấp giấy chứng thực cho 17 bức tranh này. Trao đổi với báo chí sau đó, nhà sưu tập Vũ Xuân Chung vẫn khẳng định bộ sưu tập tranh của ông là thật.

tam giu 17 buc tranh trong trien lam nhung buc tranh tro ve tu chau au

Hình ảnh người thợ mỏ qua tranh

98 tác phẩm tranh, tượng và kí họa về người thợ mỏ cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất được trưng bày tại triển lãm mỹ thuật "Đến với những người thợ mỏ”.

tam giu 17 buc tranh trong trien lam nhung buc tranh tro ve tu chau au

Nơi lưu giữ hồn Việt

Tọa lạc trên quả đồi tựa lưng vào một nhánh chính của triền núi Sóc Sơn, Việt phủ Thành Chương trải rộng hơn 10.000 m2 điền địa, thu hút đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế tới viếng thăm bởi trên từng mét vuông ấy có dấu ấn của hàng vạn hiện vật văn hóa lịch sử từ các triều đại Đinh Lý Trần Lê... mà họa sĩ đã sưu tầm, lưu giữ suốt cả đời mình.

Gia Phong (TH) - Ảnh: Thanh Niên