Luật Khám, chữa bệnh còn nhiều bất cập
5 tháng đầu năm: 89% dân số tham gia BHYT |
Hơn 80% người được khảo sát hài lòng với chất lượng khám chữa bệnh |
Hà Nội: Tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh với người không tham gia BHYT |
Cụ thể những bất cập của Luật Khám chữa bệnh Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, giá dịch vụ y tế được tính theo hạng bệnh viện, khiến cùng một dịch vụ nhưng tại tuyến huyện thì giá thấp còn tuyến trung ương thì giá cao hơn hẳn. Thực tế này dẫn đến tình trạng "nước chảy chỗ trũng", không khuyến khích được cơ sở y tế tuyến dưới phát triển. Đây cũng là lý do khiến nhiều bác sĩ bệnh viện tuyến huyện bỏ việc do thu nhập thấp.
Hay "Cùng kỹ thuật mổ ruột thừa, bệnh viện huyện chi phí rất thấp, bệnh viện tỉnh giá cao hơn và bệnh viện tuyến trung ương thì giá cao ngất ngưởng. Đầu năm 2021 thông tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại tất cả các tuyến thì người dân sẽ đổ hết lên tuyến trên", Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói.
Khám bệnh cho người cao tuổi (ảnh minh họa) |
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Pháp chế cho biết Bộ Y tế đang xây dựng Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi bổ sung, trong đó tìm ra các phương án khắc phục những bất cập. Ví dụ, giá dịch vụ sẽ tính giống nhau, nhưng chất lượng bệnh viện tốt hơn thì sẽ được tăng hệ số.
"Cùng một dịch vụ đỡ đẻ chi phí 3 triệu đồng, nhưng tại bệnh viện có chất lượng với số điểm 4,2/5 thì tính thêm 200.000 đồng, điểm 4,3 được tính thêm 500.000 đồng. Mức giá này sẽ khuyến khích bệnh viện nâng cao chất lượng", ông Quang nói.
Các chuyên gia y tế cho rằng Luật Khám chữa bệnh hiện hành quy định cấp chứng chỉ hành nghề không thời hạn cho y bác sĩ đã không tạo động lực để họ cập nhật kiến thức y khoa liên tục. Đây là nguyên nhân khiến chứng chỉ hành nghề của bác sĩ Việt Nam không được các nước phát triển trong khu vực công nhận. Ban soạn thảo cân nhắc tới thời hạn chứng chỉ hành nghề của nhân viên y tế, xóa bỏ chứng chỉ hành nghề vô thời hạn hiện nay.
Dự án luật sửa đổi, bổ sung sẽ quy định sinh viên y khoa sau khi tốt nghiệp phải tham gia kỳ thi cấp quốc gia để được cấp chứng chỉ hành nghề, sau đó mới được khám bệnh, chữa bệnh. Ngoài ra, Ban soạn thảo luật cũng bổ sung thêm quy định về việc người nước ngoài tới khám chữa bệnh tại Việt Nam.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành được Quốc hội thông qua năm 2009, có hiệu lực thi hành từ năm 2011. Chín năm qua, Luật đã tạo ra hành lang pháp lý, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước tại các bệnh viện, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh giữa khu vực nhà nước và tư nhân, giúp người dân được tiếp cận với các dịch vụ có chất lượng tốt.
"Đặc biệt, Luật Khám bệnh, chữa bệnh góp phần tạo hành lang pháp lý để y học Việt Nam tiếp cận và phát triển các kỹ thuật y khoa tiên tiến, hiện đại ngang tầm khu vực và thế giới", Bộ trưởng Tiến đánh giá.
Nguyễn Anh
-
Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại buổi làm việc với Bộ Y tế
-
Bộ Y tế phát động cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024”
-
Yêu cầu sẵn sàng trực cấp cứu dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
-
Bộ Y tế chỉ đạo khẩn sau ca mắc cúm A/H9 đầu tiên ở Việt Nam
-
Bộ Y tế cảnh báo về 4 sản phẩm của công ty dược Nhật Bản
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường