Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Lời nguyền của dầu mỏ

10:43 | 24/10/2011

1,490 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
 Có một nghịch lý đang diễn ra ở Trung Đông, đó là việc công dân của các nước có ít hoặc không có dầu mỏ như Ai Cập, Gordan, Lebanon, Marocco và Tunisia, lại thường có nhiều tự do hơn công dân của những nước có nhiều dầu mỏ như Bahrain, Iraq, Kuwait, Libya và Saudi Arabia. Giới học giả đã gọi điều này là lời nguyền của dầu lửa, lập luận rằng sự giàu có từ dầu lửa dẫn tới sự cửa quyền, bất ổn kinh tế, tham nhũng và xung đột bạo lực.

Có một nghịch lý đang diễn ra ở Trung Đông, đó là việc công dân của các nước có ít hoặc không có dầu mỏ như Ai Cập, Gordan, Lebanon, Marocco và Tunisia, lại thường có nhiều tự do hơn công dân của những nước có nhiều dầu mỏ như Bahrain, Iraq, Kuwait, Libya và Saudi Arabia. Giới học giả đã gọi điều này là lời nguyền của dầu lửa, lập luận rằng sự giàu có từ dầu lửa dẫn tới sự cửa quyền, bất ổn kinh tế, tham nhũng và xung đột bạo lực.

Những bí mật bẩn thỉu của dầu mỏ

Cho đến đầu những năm 1970, các nước sản xuất dầu lửa cũng có dân chủ như bất cứ quốc gia nào khác. Trớ trêu là bởi cho tới thời điểm đó, cái gọi là Bảy Chị Em (Seven Sisters, một nhúm các công ty dầu lửa khổng lồ của phương Tây), đang thống trị ngành công nghiệp dầu lửa toàn cầu và thu hầu hết lợi nhuận vào túi của họ. Điều đó có nghĩa là so với các chính phủ của những nước chẳng có dầu, chính phủ của các nước có nhiều dầu lửa không có thêm tiền và cũng chẳng có thêm quyền đối với các công dân của họ.

Tuy nhiên, từ những năm 1960 và đầu những năm 1970, mọi thứ bắt đầu thay đổi. Đầu tiên, cái gọi là Bảy Chị Em đã mất quyền kiểm soát đối với thị trường dầu lửa toàn cầu do sự nổi lên của các công ty dầu độc lập như Getty Oil, Standard Oil of Ohio và của công ty dầu nhà nước Italia, Eni. Trong khi đó, các nước sản xuất dầu đã cùng nhau thành lập Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC), điều đã giúp tăng cường ảnh hưởng của họ đối với các công ty dầu lửa mới và cũ. Những diễn tiến này, cùng với lệnh cấm vận dầu lửa của khối Arab sau cuộc chiến tranh Israel – Arap năm 1973, đã khiến giá dầu lửa tăng từ 2,5 USD/thùng vào năm 1972 lên 12 USD thùng vào năm 1974. Háo hức nhằm giành lấy những của trời cho, hầu hết tất cả các nước đang phát triển đều sung công các công ty dầu lửa nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ của họ và thành lập các công ty dầu quốc gia để quản lý chúng.

Việc quốc hữu hoá này đã đem lại cho họ lượng của cải khổng lồ mới và rất phổ biến, những tài sản sản này đã đem lại sự nghiệp cho nhiều nhà chính trị. Ngay sau khi lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính quân sự vào năm 1969, Đại tá Muammar Gaddafi đã bắt đầu quốc hữu hoá ngành công nghiệp dầu lửa của Libya, điều này đã giúp ông ta kiểm soát được nguồn thu nhập khổng lồ. Gaddafi sau đó lại dùng tiền từ dầu đề tài trợ cho chương trình cách mạnh của ông ta và mua những người đứng đầu các bộ lạc lớn, những người có thể là một mối đe doạ tới quyền lực của ông ta. Kiến trúc sư của việc quốc hữu hoá ngành dầu của Iraq là Phó Chủ tịch Hội đồng Chỉ huy Cách mạnh, Saddam Hussein. Vai trò nổi bật của Saddam trong việc thu lại các lợi ích dầu lửa của quốc tế chính là con đường dẫn tới sự nổi tiếng của ông ta. Và việc Saddam kiểm soát được dòng tiền dầu lửa cuối cùng đã giúp ông ta đánh bật Ahmad Hasan al-Bakr, và trở thành tổng thống của Iraq.

Việc quốc hữu hoá đã giúp chính phủ của các nước xuất khẩu dầu lửa trở nên giàu hơn và hùng mạnh hơn bao giờ hết. Sự giàu có và quyền lực kinh tế một thời do các tập đoàn nước ngoài nắm giữ lúc này đã được chuyển giao cho các nhà chính trị. Những người cầm quyền ở khắp khu vực này sử dụng một số tài sản có được từ dầu để tài trợ cho các chương trình xã hội nhằm cải thiện các dịch vụ công cộng và lấy lòng dân chúng của họ. Điều đó đã giúp họ sống sót trong làn sóng dân chủ hoá khắp toàn cầu vào những năm 1980 và những năm 1990 vốn làm sụp đổ một loạt những nhà độc tài khác.

Kể từ đó, việc kiểm soát nguồn thu từ dầu mỏ đã giúp các nhưng kẻ chuyên quyền tiếp tục nắm quyền theo ba cách chính. Thứ nhất, nó cho phép họ mua công dân của mình thông qua việc cung cấp cho họ nhiều lợi ích mà hầu như không phải chịu thuế. Quan hệ giữa thuế và sự đại diện luôn rất gần gũi: khi các nhà cầm quyền muốn tăng thuế, người dân đòi giải trình. Trong thời nước Mỹ còn là thuộc địa, những người dân thất vọng đã nổi lên chống lại Vương quốc Anh một phần là do họ phải trả thuế dù họ không được đại diện trong quốc hội Anh.

Tại Trung Đông ngày nay, phản ứng đặc thù của các lãnh đạo được sự tài trợ của dầu trước những đòi hỏi đòi trách nhiệm nhiều hơn của người dân là cung cấp cho họ những khoản “bố thí” mới, hạ thấp thuế hoặc sử dụng cả hai và điều này thường có hiệu quả. Chỉ riêng trong năm 2011, Algeria đã công bố các kế hoạch đầu tư 156 tỉ USD cho các chương trình cơ sở hạ tầng mới và cắt giảm thuế đường. Saudi Arabia bỏ trực tiếp ra 136 tỉ USD để phục vụ cho việc tăng lương trong lĩnh vực công, hỗ trợ nhà cửa và trợ cấp thất nghiệp. Kuwait thì tặng cho mỗi công dân một chiếc ôtô trị giá 1.000 dinar (khoảng 3.600 USD) và cung cấp lương thực miễn phí trong 14 tháng. Các lãnh đạo độc tài có ít hoặc không có tiền từ dầu lửa như Zine el-Abidine Ben Ali, Hosni Mubarak tại Ai Cập và Ali Abdullah Saleh ở Yemen cũng có những hành động tương tự, nhưng các hứa hẹn của họ nhỏ hơn nhiều và do đó ít hiệu quả.

Thứ hai, những kẻ độc tài thâu tóm hầu hết tiền từ các ngành dầu lửa quốc gia cảm thấy dễ dàng hơn trong việc giữ bí mật về tài chính của đất nước. Bí mật giúp đem lại cho tài sản thu từ dầu lửa sự dân chủ bởi người dân chỉ hài lòng với việc phải trả thuế thấp và những lợi ích hào phóng khi họ không nắm được có bao nhiêu tài sản của đất nước họ đã bị đánh cắp, bị tham nhũng và bị mất do quản lý kém.

Dưới thời của cố Tổng thống Saddam, hơn một nửa ngân sách quốc gia của Iraq do Công ty Dầu lửa Quốc gia Iraq cung cấp, nguồn tài chính này không bao giờ được tiết lộ. Một cuộc khảo sát do Đối tác Ngân sách Quốc tế tiến hành vào năm 2010 cho thấy các nhà độc tài có ít hoặc không có dầu lửa tại Trung Đông như Ai Cập, Gordan và Morocco đã công khai một số thông tin về tình hình tài chính của họ. Ngược lại, tại những quốc gia độc tài nhiều dầu lửa như Algeria, Saudi Arabia không hề tiết lộ bất cứ điều gì liên quan tới tài chính. Nên nhớ rằng các cuộc cách mạng tại Ai Cập và Tunisia đã bùng nổ bởi nhận thức ngày một gia tăng của người dân về tình trạng tham nhũng trong chính phủ.

Cuối cùng, nguồn thu từ dầu lửa đã cho phép các nhà độc tài tài trợ một cách hào phóng và mua sự trung thành của các lực lượng vũ trang. Ví dụ, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã cung cấp hàng tỉ USD trong các hợp đồng không qua đấu thầu cho các nhà kinh doanh có liên quan tới Lực lượng Vệ binh cách mạng tinh nhuệ của nước này. Trên toàn cầu, các nhà độc tài không có nguồn thu từ dầu chi khoảng 2% GDP của đất nước cho quân đội của họ, trong khi ở đất nước của các nhà độc tài nhiều dầu lửa, vốn đã có ngân sách lớn hơn nhiều, lại thường bỏ ra tới 3%. Ví dụ, đất nưới ít dầu lửa Tunisia năm 2008 đã chi 53USD trên một đầu người cho lực lượng vũ trang, trong khi ở nước láng giềng Algeria, đã chi tới 141 USD/đầu người cho lực lượng này và có ít cuộc biểu tình hơn nhiều so với Tunisia.

Một số nước sản xuất dầu lửa lớn nhất thế giới, bao gồm Oman, Saudi Arabia và Tiểu vương quốc Arap thống nhất, cũng là những nước chi lớn nhất cho quân đội.

Dầu có nhấn chìm Mùa Xuân Arab

Không có bất cứ điều nào trong số những vấn đề trên đồng nghĩa với việc rằng dầu lửa sẽ nhấn chìm được Mùa Xuân Arab hay các nước dầu lửa ở Trung Đông phải chịu số phận chế độ độc tài. Trong 12 năm qua, các nước Indonesia, Mexico, Nigeria, tất cả đã chuyển đổi thành công sang nền dân chủ. Tất cả các nước này đều có dầu.

Nhưng, đối với Trung Đông, điều đó sẽ không dễ dàng. Indonesia, Mexico và Nigeria chỉ là những nước sản xuất dầu mỏ trung bình, và cả ba nước đều đã mở cửa chính trị vào những năm 1999- 2000, ngay sau khi giá dầu xuống đến mức thấp nhất trong gần 30 năm. Trên thực tế, quốc gia cuối cùng có tương đối nhiều dầu mỏ đã chuyển đổi thành công sang nền dân chủ là Venezuela, và đó là vào năm 1958. Venezuela được lợi từ thực tế rằng nước này có một lịch sử cầm quyền dân chủ và một lực lượng lao động được tổ chức tốt, điều làm xói mòn quyền lực của chế độ quân sự. Tuy nhiên, các nước nhiều dầu lửa ở Trung Đông lại hoàn toàn khác. Không một nước nào ở khu vực này có nhiều kinh nghiệm trước đó về dân chủ, và hầu hết các nước này đều có nhiều dầu lửa hơn Indonesia, Mexico, và Nigeria. Ví dụ, Bahrain có thu nhập bình quân từ dầu lửa trên đầu người cao gấp ba lần so với Venezuela vào thời điểm năm 1958, Libya có thu nhập cao hơn gấp 6 lần, trong khi Saudi Araibia thì gấp 7 lần. Không một nước nào có nhiều dầu lửa hơn Venezuela, nước năm 1958 sản xuất 2,5 triệu thùng dầu ngày, từng dân chủ hoá thành công.

Điều đó không phải để nói rằng các chế độ có nhiều dầu mỏ của Trung Đông không thể sụp đổ. Sự phát triển của Internet có thể khiến các nhà độc tài khó khăn hơn trong việc che giấu sự hoang phí và tệ tham nhũng trong chính phủ. Trong khi đó, sự dao động của giá dầu cùng với những sai sót trong quản lý của chính phủ có thể làm cạn kiệt ngân sách của các nhà độc tài và buộc họ phải cắt giảm các khoản trợ cấp cho dân chúng. Nhà Vua Iran bị lật đổ năm 1979 sau nạn tham nhũng vốn đem lại lợi ích cho giới tinh hoa và các biện pháp thắt lưng buộc bụng gây tổn hại tới các tầng lớp trung lưu và dân nghèo.

Tuy nhiên, ngay cả khi các nhà độc tài được dầu lửa đỡ lưng của Trung Đông được thay thế bởi những nhà lãnh đạo được bầu cử, bóng ma của chủ nghĩa chuyên quyền vẫn tiếp tục hiển hiện. Các nhà độc tài và nhà vua trong khu vực đã sử dụng nguồn thu từ dầu lửa để tài trợ cho các mạng lưới bảo trợ khổng lồ, vốn thường gây khó khăn cho cả những người ủng hộ chế độ cũng như những người chống đối tiềm tàng của họ. Các mạng lưới này khiến cho các nhóm xã hội dân sự độc lập khó phát triển. Việc thiếu vắng xã hội dân sự sẽ khiến cho các nhà dân chủ mới gặp khó khăn trong việc xây dựng các liên minh mạnh mẽ với các đối thủ trong chế độ cũ – các liên minh cần thiết để dẫn lới việc thành lập các chính phủ mới và ngăn ngừa sự chở lại của chủ nghĩa độc tài.

Chừng nào giá dầu lửa còn cao, các nguồn tài trợ này vẫn tiếp tục vẫn là một nguồn cám dỗ. Ngay cả các chính trị gia được chọn thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng cũng có thể sử dụng nguồn lợi dầu lửa trời cho để tiến hành các cải cách về dân chủ. Ví dụ, Tổng thống Venezuela Hugo Chávez đã rút hàng trăm triệu USD khỏi công ty dầu lửa do nhà nước sở hữu để đổ vào các dự án giúp tăng cường uy tín của ông trong tầng lớp nghèo và quân đội. Điều này đã giúp Chávez lấy được tình cảm của họ và cho phép ông xoá bỏ các hàng rào kiểm tra đối với chính quyền của ông ta.

Rất khó để có thể dự đoán liệu Iraq có đi theo con đường tương tự hay không. Khoảng 85% thu nhập của chính phủ đến từ nguồn thu của dầu mỏ, tuy nhiên, bất chấp việc nhiều năm cố gắng, quốc hội của Iraq vẫn chưa thể thông qua một luật dầu mỏ mới, cho phép thành lập một khung luật nhằm quản lý nguồn thu từ dầu mỏ. Trong khi đó, có những dấu hiệu cho thấy Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki né tránh dân chủ. Ông này đã lợi dụng sự mơ hồ trong hiến pháp của Iraq để thiết lập kiểm soát cá nhân đối với các cơ cấu an ninh chủ chốt, trong đó có Bộ Tư lệnh chống khủng bố. Những người chỉ trích cáo buộc rằng ông Maliki đã sử dụng những công cụ này để bịt miệng các đối thủ chính trị. Chính phủ của ông Maliki cũng bắt đầu trợ cấp hào phóng cho các nhà báo bằng tiền mặt và đất đai. Và sau các cuộc biểu tình của người dân vào tháng 2/2011, có tin rằng các lực lượng an ninh đã đánh đập và bắt giữ hàng trăm nhà báo, các nhà hoạt động chính trị và trí thức.

Kể từ những năm 1970, tại Trung Đông, dầu lửa đã giúp các chế độ quân chủ và giới chính trị nắm chắc quyền lực và duy trì công dân của họ ở thế yếu. Cho tới nay, ngay cả các cuộc nổi dậy trong thế giới Arab trong năm nay vẫn chưa thay đổi được tình hình.

Trong khi đó, nhờ giá dầu cao, nhu cầu dầu lửa toàn cầu ngày một tăng cao, công thêm công nghệ khoan dầu ngày càng được cải thiện, đã có khoảng 15-20 quốc gia thu nhập thấp đã bắt đầu hoặc dự kiến sẽ bắt đầu xuất khẩu dầu lửa và khí đốt. Hầu hết các nước này đều nằm ở Tiểu vùng Saharan của Châu Phi. Và nếu các nước này lại quản lý sai nguồn thu nhập, họ cũng có thể trở thành những nạn nhân mới của lời nguyền dầu lửa.

Kiến Văn (Lược dịch từ Foreign Affairs)