Lo “vỡ” phương án tài chính dự án, hàng loạt nhà đầu tư BOT “đứng-ngồi” không yên!
Vì đâu nên nỗi?
Theo Bộ GTVT, trong số 62 dự án BOT do Bộ này quản lý, có 27 dự án có doanh thu năm 2018 tăng so với phương án tài chính dự kiến trong hợp đồng, 26 dự án doanh thu năm 2018 giảm so với phương án tài chính. Có 4 dự án chưa thể đánh giá do mới khai thác, 5 dự án đã dừng thu do đã hoàn vốn hoặc mất an ninh trật tự.
Doanh thu của 26 dự án bị giảm nguyên nhân chính là do lưu lượng thực tế thấp hơn so với dự kiến, phải phân chia lưu lượng phương tiện sang tuyến đường song hành, hoặc giảm giá vé dịch vụ sử dụng đường bộ và miễn hoặc giảm giá cho các phương tiên giao thông khu vực lân cận trạm thu phí.
Những dự án BOT giảm doanh thu lớn gồm: Tuyến BOT Thái Nguyên - Chợ Mới và nâng cấp Quốc lộ 3 (giảm 88%), Dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang, doanh thu năm 2018 đạt trên 460 tỷ đồng, giảm 87%; Dự án hầm đường bộ Phú Gia - Phước Tượng đạt doanh thu trên 260 tỷ đồng, giảm trên 90%; Dự án hầm Đèo Cả doanh thu hơn 450 tỷ đồng, giảm 95%.
Dự án hầm Đèo Cả "lụt" doanh thu tới 95% |
Liên quan đến vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước đã có thông tin phản hồi gửi Bộ GTVT, trong đó khẳng định: Việc các dự án có doanh thu thu phí không đạt như phương án tài chính dự kiến có thể sẽ dẫn đến rủi ro phải cơ cấu nợ, chuyển nhóm nợ, phát sinh nợ xấu cho các ngân hàng thương mại. Trong khi đó, các khoản vay của các dự án BOT, BT giao thông có mức vay lớn, thời gian vay vốn dài (chủ yếu 15-20 năm), trong khi nguồn vốn của các ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn.
Để giảm thiểu rủi ro trong cho vay, tăng tính khả thi của các dự án, thu hút các tổ chức tín dụng tham gia tài trợ các dự án giao thông, Ngân hàng Nhà nước đã đề nghị Bộ GTVT tham mưu Thủ tướng Chính phủ tập trung xử lý dứt điểm các vướng mắc liên quan đến thu phí, đồng thời đẩy mạnh triển khai thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động không dừng trên toàn quốc.
Nhà đầu tư “đứng - ngồi không yên”!
Đại diện Công ty CP đầu tư Đèo Cả - đơn vị đầu tư Dự án hầm Đèo Cả đang bị "lụt" doanh thu tới 95% cho rằng, phương án tài chính đúng ra đã bị “vỡ” từ lâu nếu các chủ đầu tư không chủ động có các giải pháp xử lý, ứng phó kịp thời.
“Tới nay, chúng tôi vẫn thực hiện các giải pháp để đảm bảo việc trả nợ cho phía Ngân hàng. Nhưng thời gian tới, nếu các bên tiếp tục tạo ra nhiều sức ép dẫn đến việc tài chính dự án gặp khó khăn thì các nhà đầu tư và cả xã hội phải đối diện với những cảnh báo xấu nêu trên.” - đại diện Công ty CP đầu tư Đèo Cả nói.
Trong bối cảnh doanh thu sụt giảm, Công ty CP Đèo Cả phải bù đắp một phần vốn chủ sở hữu để duy trì hoạt động cơ bản của Dự án như vận hành hầm Hải Vân, Đèo Cả; Điều chỉnh giá vé phù hợp để tạo ra doanh thu khi cho người dân đi qua hầm Cù Mông, không thu phí gần 2 tháng để có bài toán so sánh kích cầu, qua đó đưa ra giá vé phù hợp. Đồng thời, soát xét lại các thông số đầu vào để điều chỉnh phương án tài chính và yêu cầu ngân hàng cùng tham gia giải quyết.
Theo đại diện nhà đầu tư này, phương án tài chính cho các dự án BOT hiện tại sẽ còn khó khăn hơn khi tới đây Nhà nước triển khai cao tốc Bắc - Nam, việc xuất hiện đường song song sẽ phân lưu lượng xe cộ. Để ngăn ngừa hệ luỵ xấu có thể xảy, cần có ngay các giải pháp chủ động, căn cơ, kịp thời. Nếu “vỡ” phương án tài chính, không chỉ nhà đầu tư mà cả ngân hàng và xã hội cùng phải gánh chịu.
Tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình thông xe nửa năm vẫn chưa được thu phí (ảnh: Toàn Vũ) |
Dự án BOT cầu Thái Hà vượt sông Hồng (Thái Bình) chậm được thu phí dù đã hoàn thành từ năm 2015 đang đẩy nhà đầu tư đứng trước nguy cơ phá sản. Theo thỏa thuận tại hợp đồng, khi Dự án đưa vào khai thác, nhà đầu tư được phép thu phí dịch vụ đường bộ để chi trả các khoản chi đầu tư. Hiện lãi suất đối với phần vốn vay ngân hàng cho dự án khoảng 9%/năm.
Công ty TNHH BOT Quốc lộ 6 - Hòa Lạc - Hòa Bình vẫn chưa thể tiến hành thu phí tại trạm thu phí sử dụng đường bộ Km17+ 100 đường Hòa Lạc - Hòa Bình, dù công trình hơn 2.723 tỷ đồng đã được thông xe từ ngày 10/10/2018. Trong khi đó, theo hợp đồng BOT đã ký thì tuyến đường sẽ bắt đầu thu phí từ ngày 1/11/2018. Công ty này vừa gửi văn bản tới Bộ GTVT nữa đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép được thu phí.
Mới đây, Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TPHCM - một “đại gia” khác trong lĩnh vực xây dựng dự án BT, BOT đã phải thừa nhận 2018 là năm khó khăn nhất kể từ ngày thành lập công ty đến nay, kéo đó là sự sụt giảm nghiêm trọng trong kết quả kinh doanh, năng lực tài chính.
Theo Dân trí
Đại gia xây dựng BT, BOT đang phải “đau đầu vì tiền”, có dự án đối mặt phá sản | |
VCCI: Cần hạn chế điều khoản "mật" với hợp đồng BT, BOT |
-
Nhiều đại biểu tán thành việc đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT 5%
-
UAE muốn xây dựng trung tâm trung chuyển, dự trữ các sản phẩm dầu mỏ tại Việt Nam
-
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đề nghị giữ quy định áp thuế GTGT 5% với phân bón
-
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
-
Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)