Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Liên Hiệp Quốc lên án cách đối xử với người tị nạn của Hungary

16:39 | 17/09/2015

1,283 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon chỉ trích việc sử dụng bình xịt hơi cay và vòi rồng để giải tán những người tị nạn chạy trốn chiến tranh và khó khăn của Hungary gây “sốc” và không thể chấp nhận được.
lien hiep quoc len an cach doi xu voi nguoi ti nan cua hungary
Cảnh sát Hungary dùng vòi rồng và bình xịt hơi cay để đối phó với người tị nạn ở biên giới Hungary - Serbia

“Tôi đã bị sốc khi nhìn thấy những người tị nạn và di cư bị đối xử thế nào. Đó là điều không thể chấp nhận được… vì họ là những người đang chạy trốn bạo lực và khủng bố, chúng ta cần phải đối xử với họ một cách nhân đạo và từ bi”, ông Ban Ki-moon nói.

Trước đó, kể từ khi Luật di trú mới của Hungary có hiệu lực (ngày 15/9) và hàng rào dây thép gai chặn người di cư của nước này được dựng lên trên toàn biên giới với Serbia, một số lượng người di cư bị mắc kẹt ở khu vực biên giới Hungary - Serbia đã cố tìm mọi cách vượt qua hàng rào, hoặc tìm một con đường khác nếu muốn đi tiếp tới lãnh thổ của một nước thuộc Liên minh châu Âu.

Theo cảnh sát Hungary, một nhóm người di cư “hung hăng” đã tìm cách phá hàng rào dây thép gai ở biên giới Hungary - Serbia, buộc lực lượng chức năng phải có biện pháp can thiệp. Khi tình hình tại đây có những dấu hiệu leo thang căng thẳng, hôm 16/9, cảnh sát Hungary đã phải sử dụng hơi cay và vòi rồng để chống lại các “phần tử hung hăng” này.

Trong thông báo mới nhất của giới chức Hungary, tính đến chiều ngày 16/9 (giờ địa phương), các cuộc xô xát trên biên giới Hungary – Serbia đã khiến 30 sĩ quan cảnh sát và 150 người tị nạn bị thương, 29 người tị nạn bị bắt giữ.

Cách đối xử với người tị nạn của Hungary đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng quốc tế.

Trong khi đó, Hungary đã mô tả hành động của họ như là một phản ứng chính đáng trước một cuộc xâm lược.

Hãng tin RIA Novosti ngày 17/9 dẫn lời phát ngôn viên Chính phủ Hungary, ông Zoltan Kovacs, cho biết, những người gây ra các cuộc xô xát trên khu vực biên giới Hungary – Serbia khiến hàng trăm người bị thương trong 2 ngày qua “là những kẻ xâm lược”.

“Đây không phải là những người lao động di cư. Đơn giản là họ chỉ muốn chuyển tới một quốc gia khác với điều kiện sống tốt hơn. Họ là những kẻ xâm lược, không chỉ đối với Hungary mà còn với toàn lãnh thổ châu Âu”, ông Zoltan Kovacs nói, đồng thời khẳng định, sẽ không có bất cứ cơ chế ưu đãi nào cho những đối tượng này, cũng như không có chuyện chính quyền Hungary sẽ nới lỏng quy định Luật di trú mới của nước này.

Nhiều di dân không muốn ở Serbia kể từ khi hệ thống tị nạn của quốc gia vùng Balkan này không đủ khả năng để đảm bảo các điều kiện sống ổn định cho dòng người tị nạn mỗi lúc một đông. Kết quả là, một số người đã cắm trại tại biên giới Hungary với niềm tin rằng, họ đã vượt qua cả cuộc hành trình trên biển đầy nguy hiểm từ Thổ Nhĩ Kỳ thì không có gì là không thể vượt qua được nữa.

Hôm 15/9, sau khi Croatia – hàng xóm phía Tây của Serbia, hứa sẽ chào đón những người tị nạn và tạo điều kiện cho họ quá cảnh tới Bắc Âu, nhiều hy vọng giảm căng thẳng ở biên giới Hungary đã được dấy lên. Tuy nhiên, chỉ sau 2 ngày, tức hôm nay (17/9), Hội Chữ Thập đỏ Croatia đã thông báo rằng, đã có vài nghìn người nhập cảnh trong 24 giờ qua.

Con số chính thức được phía cảnh sát Croatia chốt tối hôm qua là khoảng 1.500 người.

Croatia cho biết họ có thể đối phó với hàng ngàn người, nhưng không phải với hàng chục ngàn người di cư. Những người di cư và người tị nạn ở thời điểm này đang được vận chuyển đến các trung tâm tiếp nhận gần thủ đô Zagreb.

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng di cư ngày càng phức tạp, Thủ tướng Croatia Zoran Milanovic đã lên kế hoạch để gặp gỡ người đồng cấp Áo Werner Faymann vào hôm nay (17/9) để thảo luận về vấn đề người tị nạn.

Trong diễn biến liên quan, Đức đang huy động một lực lượng cảnh sát lớn nhằm tăng cường kiểm tra hộ chiếu ở khu vực dọc biên giới với Pháp nhằm làm chậm lại dòng người di cư ồ ạt đổ về nước này hiện nay. 

Trước đó, sau gần 2 tuần nới lỏng các quy chế tị nạn, mở rộng cửa đón người tị nạn Syria, Đức đã khôi phục kiểm soát biên giới và các luật về người tị nạn, lập lại hoạt động của các chốt kiểm soát trên biên giới nhằm đối phó với làn sóng người tị nạn.

lien hiep quoc len an cach doi xu voi nguoi ti nan cua hungary

Châu Âu “đàn áp” người di cư?

Đóng cử hoặc kiểm soát biên giới để ngăn dòng người di cư, các nước châu Âu đang để xảy ra những thảm kịch ngay tại cửa ngõ của mình. Ngoài việc tự hủy hoại những giá trị cốt lõi của mình, hành động trên của EU cũng không giải quyết được vấn đề di dân.

lien hiep quoc len an cach doi xu voi nguoi ti nan cua hungary

[Chùm ảnh] Đụng độ đổ máu giữa cảnh sát Hungary và di dân

Hungary là cửa ngõ cho người di cư tiến vào châu Âu. Nước này đã xây hàng rào thép gai, lập tòa án di động xét xử di dân lậu. Hiện hàng nghìn di dân đang tập trung gần biên giới giữa Serbia và Hungary. Đụng độ đã xảy ra khi di dân cố tình đạp hàng rào biên giới.

lien hiep quoc len an cach doi xu voi nguoi ti nan cua hungary

[VIDEO] Ngáng chân người tị nạn, nữ phóng viên Hungary bị sa thải

Một nữ phóng viên thuộc kênh truyền hình N1TV ở Hungary đã bị sa thải khi cô đã ngáng chân vào một người đàn ông tị nạn đang bế con trai, khiến họ ngã xuống đất. Hình ảnh này đã làm dấy lên luồng chỉ trích gay gắt của dư luận.

 

 

Linh Phương

Năng Lượng Mới