Làm sao để bớt gánh nặng học hành cho trẻ?
Lâu nay, nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo dục đã ngao ngán thốt lên rằng, nền giáo dục chúng ta đang bị khủng hoảng trầm trọng. Vì thế nhà nước mới đặt mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà. Ngay hai cụm từ đổi mới “căn bản” và “toàn diện” cho thấy mức độ trầm trọng của vấn đề.
Đó là xét ở tính vĩ mô, còn ở mức độ vi mô, chỉ chuyện mỗi ngày chúng ta chứng kiến cảnh học sinh tiểu học oằn mình trên vai chiếc cặp nặng cả chục ký lô đã thấy gánh nặng học hành như thế nào. Có em vì ốm yếu mỗi lần đi học phải nhờ ba mẹ mang hộ cặp lên tận lớp.
Rồi khi vào nhà sách, nhìn qua danh mục sách tham khảo dành cho học sinh tiểu học cũng khiến chúng ta choáng váng. Mới ở bậc tiểu học mà mỗi môn học có đến hàng chục cuốn sách tham khảo của hàng chục nhà xuất bản. Trong khi đây là giai đoạn cung cấp cho học sinh những nền tảng kiến thức cơ bản, vừa đủ, mà quan trọng hơn là trang bị cho các em kỹ năng sống tự lập, biết tự lo được cho bản thân từ những việc nhỏ nhất. Chứ không phải nhồi nhét cho em càng đầy kiến thức là càng tốt.
Chương trình học quá nặng, lịch học quá dày cùng áp lực thành tích đã lấy hết thời gian vui chơi, giải trí của học sinh (Ảnh minh họa)
Chưa kể, trẻ còn bị áp lực từ gia đình, việc có một xuất học cho con tại ngôi trường mơ ước hay còn gọi là trường điểm đã trở thành một gánh nặng của rất nhiều các bậc phụ huynh ở nước ta. Nhất là tại các thành phố lớn, nên mới có cảnh trước những ngày khai trường, tại một số trường điểm phụ huynh phải xếp hàng từ một giờ khuya để mong đến lượt nộp hồ sơ cho con.
Còn những người lao động nghèo không đủ điều kiện cư trú hay có hộ khẩu thành phố thì mơ ước con vào được trường công để bớt gánh nặng học phí. Và khi năm học cũ vừa kết thúc thì các bậc phụ huynh đã hối hả lao vào các cuộc đua ngầm để chắc một xuất học cho con em mình vào trường điểm, trường chuyên…
Trong khi, từ bậc tiểu học, đối với nhiều nước trên thế giới như Thụy Sỹ chẳng hạn, luật pháp Thụy Sỹ quy định tất cả trẻ em đang cư trú trên đất này đều buộc phải tới trường khi đủ tuổi, không phân biệt quốc tịch hoặc thậm chí cả trường hợp trẻ cư trú bất hợp pháp theo cha mẹ. Giấy tờ duy nhất nhà trường yêu cầu là một bản photo giấy khai sinh của các em để nhà trường căn cứ vào đó xếp các em vào những lớp theo độ tuổi.
Hệ thống giáo dục tại Thụy Sỹ miễn phí cho tất cả trẻ em cho tới khi được 16 tuổi, cũng không có chuyện phân biệt trường điểm hay trường chuyên. Do đó trường lớp chưa bao giờ là một gánh nặng đối với các bậc phụ huynh tại Thụy Sỹ.
So sánh nền giáo dục Việt Nam với Thụy Sỹ có vẻ hơi khập khiễng nhưng ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh đến vấn đề giáo dục miễn phí và bắt buộc từ cấp tiểu học được quy định trong Hiến pháp Việt Nam. Thế nhưng, trên thực tế, rất nhiều bậc phụ huynh đã trả rất nhiều tiền để con đến trường. Giờ đây, nhiều bậc phụ huynh còn bảo nhau rằng: “Nuôi một đứa con đi học mầm non và tiểu học, học phí còn cao hơn nuôi một sinh viên đi học Đại học, Cao đẳng”.
Vậy giá trị của một nền giáo dục miễn phí, bắt buộc ở cấp tiểu học đã bị biến tướng chăng? Xã hội hóa giáo dục đã làm cho gánh nặng học phí càng nặng thêm trên vai của nhiều gia đình. Nhiều gia đình khá giả còn kêu than thì gia đình có thu nhập thấp sẽ ra sao?
Vì thế, con trẻ giờ đây chịu rất nhiều áp lực vô hình, từ áp lực phải học giỏi, nhiều điểm cao để có thành tích cao cho... bố mẹ, thầy cô giáo có thành tích báo cáo với trường, trường có thành tích so với các trường khác. Mà các em còn chịu áp lực khi tiêu tốn quá nhiều kinh phí cho chuyện học hành từ nhỏ, cha mẹ các em càng áp lực thì chính áp lực đó càng đè nặng lên các em.
Cho nên sau bao năm loay hoay với bài toán đổi mới thì nền giáo dục nước nhà không những không tốt hơn mà xem ra càng ngày càng trầm trọng hơn! Đã có nhiều hiện tượng làm “nhức đầu” cho những thành phần có liên quan. Người ta cho rằng nền giáo dục đã không làm tròn sứ mạng: không đào tạo thỏa đáng nguồn nhân lực cần thiết cho công cuộc xây dựng đất nước và không giúp nâng cao văn hóa cho xã hội như mong muốn.
Hi vọng công cuộc cải cách giáo dục lần này với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội sẽ có những bước tiến tích cực và có hiệu quả thực sự.
Nguyệt Anh
-
Khám phá hành trình phát triển khoa học tại triển lãm Science Tornado 2024
-
Nhiều địa phương miễn 100% học phí cho học sinh các cấp
-
Tặng hơn 1,7 triệu mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 trên toàn quốc
-
Startup Kite 2024: Thúc đẩy ý tưởng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên
-
Định hướng nghề nghiệp 2024: Cùng bạn chọn nghề cho tương lai
-
Bão Toraji suy yếu, tiếp tục có hai cơn bão rất mạnh gần Biển Đông
-
Tử vi ngày 14/11/2024: Tuổi Mão quý nhân nâng đỡ, tuổi Ngọ tin vui bất ngờ
-
Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông tại đường Trần Phú (Hà Đông)
-
Nữ cán bộ Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy có vai trò ngày càng quan trọng
-
Tử vi ngày 13/11/2024: Tuổi Mùi cơ hội thăng tiến, tuổi Thìn gặt hái thành quả
- Tử vi ngày 14/11/2024: Tuổi Mão quý nhân nâng đỡ, tuổi Ngọ tin vui bất ngờ
- Tử vi ngày 13/11/2024: Tuổi Mùi cơ hội thăng tiến, tuổi Thìn gặt hái thành quả
- Tử vi ngày 12/11/2024: Tuổi Thân tài lộc tăng tiến, tuổi Dậu tinh thần dấn thân
- Tử vi ngày 11/11/2024: Tuổi Tỵ dám nghĩ dám làm, tuổi Dần triển vọng đầu tư
- Tử vi ngày 10/11/2024: Tuổi Ngọ quyết định khôn ngoan, tuổi Tuất gặp gỡ quý nhân
- Tử vi ngày 9/11/2024: Tuổi Thìn chạm đến mục tiêu, tuổi Tuất tin vui tìm đến
- Tử vi ngày 8/11/2024: Tuổi Dần tín hiệu tích cực, tuổi Hợi thành quả như ý
- Tử vi ngày 7/11/2024: Tuổi Tỵ thành công mong đợi, tuổi Thân dư dả tài chính