Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Lạm phát cảm ơn!

18:55 | 20/09/2013

Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong một chương trình truyền hình trực tiếp, ban tổ chức một gameshow bắt khán giả 30 phút chỉ ngồi trước màn hình để xem… cảm ơn các nhà tài trợ. Sóng truyền hình ngày càng trở thành ngôi nhà riêng cho các “đại gia” bắt tay nhau khi nhận hoa và kỷ niệm chương này nọ.

Lên hình nhờ… tiền

Mỗi chương trình truyền hình thực tế hoặc truyền hình trực tiếp hay các game show đều sống bằng sự tài trợ của các nhãn hàng. Điều đó đồng nghĩa, trong mỗi chương trình truyền hình có tài trợ, các nhãn hàng sẽ được liên tục phát các TVC quảng cáo. Chưa kể, banner của nhãn hàng tài trợ chính còn được treo lên ở trên sân khấu, nơi máy quay có thể lia đến ở mọi góc. Thế nhưng trong các đêm chung kết, tức đêm quan trọng nhất của chuỗi chương trình phát sóng, bao giờ cũng có màn cảm ơn của ban tổ chức dài lê thê. Lạ lùng hơn, màn cảm ơn thường kéo dài bất tận. Nhiều khán giả tự hỏi nhau, tại sao mình lại phải xem màn này?

Đêm Chung kết "Cặp đôi hoàn hảo" tái diễn màn "cảm ơn"

Trong đêm chung kết “Cặp đôi hoàn hảo” trước màn trao giải chính, trong khi khán giả háo hức chờ đợi kết quả chung cuộc, ban tổ chức đã “diễn” lại màn “cảm ơn” thường thấy. Bắt đầu là cảm ơn ê-kíp hỗ trợ từ trang điểm tóc, tài trợ trang phục, nhiếp ảnh rồi đến cảm ơn đơn vị tài trợ địa điểm tập luyện, ban nhạc, nhóm bè… Xong màn cảm ơn ê-kíp hỗ trợ, ban tổ chức cảm ơn nhau. Đơn vị tài trợ “Cặp đôi hoàn hảo” năm nay là một nhãn hàng mì ăn liền. Trước đó, trong các liveshow trước khán giả từng dậy sóng khi nhãn hàng này quảng cáo “thô thiển” bằng việc mặc phục trang thiết kế bằng vỏ gói mì, ghép lời bài hát có tên nhãn hàng thì nay, công ty sản xuất nhãn hàng tiếp tục được mời lên sân khấu nhận hoa. Sau khi đại diện nhãn hàng nhận hoa lại được mời lên sân khấu để trao hoa cho đơn vị tổ chức chương trình. Chị Nguyệt Minh, khán giả đang nóng lòng chờ công bố kết quả đứng phắt dậy tắt tivi rồi nói: “Tại sao họ lại bắt mình phải xem mấy cái màn cảm ơn mà lẽ ra họ nên nói với nhau hơn là nói với khán giả truyền hình. Không xem nữa”.

Hay như trong đêm chung kết chương trình “The voice” Kid mới đây, màn phỏng vấn để cảm ơn chương trình, cảm ơn nhà tài trợ của MC Trấn Thành cũng khiến nhiều người muốn “tắt” tivi. Khi mà MC hỏi một đằng, người được phỏng vấn (bố của một thí sinh) trả lời một nẻo với phần liệt kê dài dằng dặc những lời cảm ơn. Trên thực tế, các đơn vị, ê-kíp hỗ trợ cho thí sinh, cho chương trình đều đáng được cảm ơn giống như trong một bộ phim, các đơn vị này đều được chạy chữ cảm ơn ở phần generic.

Thế nhưng, hiện nhiều chương trình đã biến phần đáng lẽ chỉ xuất hiện trong vị trí generic thành phần phát sóng trực tiếp. Điều này thực tế là chiếm dụng sóng, ép khán giả phải xem thứ họ không cần xem, là quảng cáo trái phép. Như trong chương trình  “Vietnam Got Talent” hầu hết các clip chia sẻ của thí sinh đều xuất hiện những dòng slogan của nhãn hàng lướt ngang mặt. Nếu là thí sinh nam sẽ quảng cáo dụng cụ cạo râu (Gille… lướt thật êm, cạo thật sạch), thí sinh nữ lại lạm dụng quảng cáo dầu gội đầu (Re… tóc suôn mượt đến hai lần) hoặc mỹ phẩm (Ol… cho làn da trắng hoàn hảo). Đành rằng, các chương trình thực tế này muốn sống được thì phải có nhà tài trợ, nhưng điều đó không có nghĩa là bắt khán giả phải nhức mắt vì những phần quảng cáo ngang ngửa với nội dung, chưa kể còn có những quảng cáo thực sự phản cảm đến mức có cảm giác như đơn vị tổ chức chỉ cần bán, còn không biết bên mua họ cho thứ gì lên sóng.

Không ai bảo vệ khán giả

Anh Nguyễn Ngọc Linh trên trang facecbook của mình đã chia sẻ: “Chả có ở đâu đài truyền hình quốc gia lại PR ngang nhiên, thô lậu trên sóng truyền hình trực tiếp như ở xứ ta. Nhà tài trợ thế là được lợi đơn, lợi kép khi tài trợ cho một cuộc thi. Lợi lộc các ông chia nhau mà hưởng, nhưng làm phiền nhiễu khán giả thì đài truyền hình quốc gia không có quyền”. Trong khi đó, nhiều người lại cho rằng “cứ bỏ tiền ra xem truyền hình thì sẽ không phải kêu ca vì quảng cáo, PR”. Nhưng thực tế, sóng truyền hình quốc gia được sản xuất dựa vào ngân sách Nhà nước, bằng tiền đóng thuế của nhân dân, cụ thể là khán giả thì không cớ gì khán giả không được quyền đòi hỏi.

Chưa kể, trong các chương trình thu hút sự quan tâm của khán giả, giá bán TVC quảng cáo còn tăng lên mỗi ngày. Chẳng hạn, ở mùa đầu tiên, 7 tập đầu tương đương với hai tháng lên sóng giờ vàng lúc 20 giờ Chủ nhật hằng tuần của “Vietnam’s Got Talent”, giá quảng cáo cho một spot 10-15-20-30 lần lượt là 30-36-45-60 triệu đồng. Sau khi xảy ra scandal Quỳnh Anh, ngay lập tức biểu giá quảng cáo của chương trình này đã cán mức kỷ lục của năm 2012 khi tăng hơn 200%. Tương tự, báo giá quảng cáo của “The Voice 2012” tăng thêm hơn 10% sau khi clip Phương Uyên dàn xếp kết quả bị tung lên mạng. Theo đơn giá này, 10 giây quảng cáo trước chương trình thấp nhất là 75 triệu đồng và cao nhất là 90 triệu đồng. Với suất quảng cáo 15 giây, đơn giá là 90-108 triệu đồng; 20 giây có giá 112,5-135 triệu và 30 giây là 150-180 triệu đồng. Tính ra, đơn giá mới trên tăng khoảng 10-20 triệu đồng mỗi suất quảng cáo (tương đương 11%).

Khán giả chịu đựng quảng cáo chen lẫn các tiết mục của chương trình, nhưng không thể biến các tiết mục thành quảng cáo. Chị Nguyễn Thị Loan ở Thái Hà, Hà Nội còn cho biết: “Hiện chúng tôi muốn kiện nhà đài, nhưng cũng không biết kiện ai, kiện thế nào, vì chẳng có luật pháp nào bảo vệ người tiêu dùng như chúng tôi trong vấn đề này”. Chị còn ví von, phải xem những thứ không cần xem, không đáng xem, đôi khi tôi cảm thấy mình đang ở trong nhà mà vẫn phải “hít bụi” từ vô tuyến của nhà mình.

Linh Chi