Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Game show, chương trình truyền hình thực tế

Phản cảm “hiện tượng mạng”

11:13 | 09/11/2019

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trước sự bão hòa của các game show và chương trình truyền hình thực tế, nhiều nhà sản xuất đã phải sử dụng mọi chiêu trò và việc mời các “hiện tượng mạng” tham gia nhằm thu hút khán giả đang được khai thác quá đà, gây phản cảm.

Những năm gần đây, việc các “hiện tượng mạng” xuất hiện trong các game show, chương trình truyền hình thực tế không còn là điều hiếm gặp với khán giả. Tuy nhiên, việc lạm dụng các gương mặt này để câu kéo khán giả thật sự là “con dao hai lưỡi”. Thực tế, nhiều game show, chương trình truyền hình thực tế bị chỉ trích, ném đá dữ dội vì điều này.

phan cam hien tuong mang
Chương trình “Thách thức danh hài” với bà Tân Vlog

Mới đây, game show “Thách thức danh hài” mùa 6 gây tranh cãi khi người chơi là bà Tân Vlog cùng con trai. Ban đầu, có tin đồn cho rằng hai mẹ con thắng giải 100 triệu đồng khiến khán giả chỉ trích chương trình rất gay gắt vì cho rằng chương trình đã dàn dựng, sắp xếp và đòi chương trình ngừng phát sóng. Sau đó, khi chương trình phát sóng chính thức, hai mẹ con bà Tân Vlog đã để hụt mất giải 100 triệu đồng, tuy nhiên họ vẫn được mời tiếp vào vòng gala để tranh giải cao hơn.

Ở phần thi, có thể thấy diễn xuất của bà Tân Vlog cùng với con trai qua hai tiểu phẩm “Cô bé quàng khăn đỏ” và “Ăn khế trả vàng” không hề có gì đặc sắc, nếu không nói là vô cùng nhạt nhẽo. Vậy mà, hai giám khảo Trấn Thành, Trường Giang vẫn cười nghiêng ngả. Thật lạ!

Trước bà Tân Vlog, chương trình “Thách thức danh hài” cũng là nơi tạo ra nhiều tranh cãi khi mời Lệ Rơi - chàng trai có giọng hát thảm họa trên mạng xã hội - tham gia. Khi đến chương trình, Lệ Rơi cũng dễ dàng giành phần thưởng 20 triệu đồng chỉ nhờ đứng im, búng tay và lẩm bẩm vài câu hát vô hồn. Khi chương trình được phát sóng, người xem đã phản ứng dữ dội và trước áp lực của dư luận, Lệ Rơi đã phải đăng tải clip xin nhà sản xuất chương trình không phát sóng tập mình có mặt.

Cùng với Lệ Rơi, Tùng Sơn được biết đến là một “thảm họa mạng” với những clip chiêu trò, phát ngôn phản cảm trên mạng xã hội và cũng được chương trình “Thách thức danh hài” mời tham gia. Với thông tin này, khán giả đã hết sức thất vọng vì nhà sản xuất đã lạm dụng các hiện tượng mạng quá mức nhằm câu kéo khán giả, PR cho chương trình.

Một hiện tượng khác là “bà Tưng” Huyền Anh từng gây sốt trên mạng xã hội với loạt clip sexy, phản cảm. Sau một thời gian bị khán giả tẩy chay, “bà Tưng” khiến khán giả bất ngờ khi góp mặt trong chương trình “The Face - Gương mặt thương hiệu” mùa 2. Ngay sau đó, trên các diễn đàn, mạng xã hội, nhiều khán giả đã bày tỏ ý kiến bất bình, chỉ trích nhà sản xuất vì tham tăng rating nên đã bất chấp, mời các thí sinh có scandal tạo chiêu trò mà không hề có sự chọn lọc.

Gần đây nhất, hình ảnh hot girl Mon 2k xuất hiện trong chương trình hẹn hò “Lựa chọn của trái tim” cũng là đề tài được cư dân mạng bàn tán. Trong chương trình, “hot girl ngực khủng” bị khán giả chỉ trích vì mới lần đầu gặp gỡ bạn trai trên sóng truyền hình cả hai đã có một cảnh hôn đầy phản cảm. Sau đó, cả chương trình lẫn hot girl Mon 2k bị khán giả phản đối kịch liệt và nhà sản xuất phải lên tiếng xin lỗi khán giả.

Có thể nói, việc các nhà sản xuất sử dụng các chiêu trò hay mời các nhân vật “hot” trên mạng để tham gia game show, chương trình truyền hình thực tế, nhằm thu hút khán giả là một điều hoàn toàn bình thường. Song, nhân vật hot đó là ai? Họ nổi tiếng vì điều gì? Người làm chương trình, cũng là người làm nghệ thuật, cần xem xét thấu đáo. Bởi ngoài chuyện thu hút khán giả thì người làm nghệ thuật còn có trách nhiệm quan trọng hơn, đó là nâng cao và lan tỏa những giá trị văn hóa, thẩm mỹ. Việc lạm dụng quá mức các “hiện tượng mạng”, nhất là những nhân vật scandal, trong các chương trình truyền hình thực tế, game show, gây phản cảm là một điều khó có thể chấp nhận được.

Khán giả cần có những phản ứng mạnh mẽ hơn nữa với những chương trình phản cảm để gióng lên những hồi chuông cảnh báo cho các nhà sản xuất rằng, thay vì lợi dụng các “hiện tượng mạng”, hay các chiêu trò, cần phải đầu tư chất xám, làm việc nghiêm túc, nếu không muốn bị khán giả tẩy chay. Và, các cơ quan chức năng cần nâng cao trách nhiệm trong việc kiểm duyệt để tránh xuất hiện những hình ảnh, nhân vật phản cảm trên sóng truyền hình.

Việc các nhà sản xuất mời các nhân vật “hot” trên mạng để tham gia game show, chương trình truyền hình thực tế, nhằm thu hút khán giả là một điều hoàn toàn bình thường. Song, nhân vật hot đó là ai? Họ nổi tiếng vì điều gì? Người làm chương trình, tức cũng là người làm nghệ thuật, cần xem xét thấu đáo.

Minh Anh