Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Làm gì để nâng cao chất lượng lao động?

07:00 | 05/05/2021

1,245 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 26-4-2021, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức hội thảo “Phát triển thị trường lao động nhằm thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế ở Việt Nam”. Phóng viên Tạp chí Năng lượng Mới lược ghi một số ý kiến của các chuyên gia trong hội thảo.
Làm gì để nâng cao chất lượng lao động?

PGS.TS Trần Kim Chung - Phó viện trưởng CIEM: Thị trường lao động thiếu đồng bộ

Thị trường lao động Việt Nam những năm qua đã có cải thiện nhất định về hệ thống chính sách lao động, việc làm, khung pháp lý. Lao động đã dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ; từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức; từ những công việc không ổn định sang những công việc bền vững; từ những ngành nghề đơn giản sang ngành nghề có chuyên môn, kỹ thuật cao...

Nhưng thị trường lao động vẫn còn nhiều hạn chế, đó là: Thiếu đồng bộ, triển khai chậm; sắp xếp mạng lưới trường lớp chưa đi cùng với hoàn thiện quy hoạch tổng thể về phát triển trường lớp; xác định các ngành nghề trọng điểm nhưng chưa có chính sách gắn kết giữa cơ sở giáo dục với doanh nghiệp; cơ chế tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục chưa đi cùng với tự chủ về con người, về chương trình đào tạo; thiếu nguồn lực để thực hiện.

Cần chú trọng bảo đảm việc làm cho người lao động
Cần chú trọng bảo đảm việc làm cho người lao động

Ngoài ra, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách được xây dựng chưa bao phủ đầy đủ các chủ thể trên thị trường lao động.

Thị trường lao động Việt Nam nhìn chung vẫn dư thừa lao động; chất lượng việc làm chưa cao; phát triển không đồng đều, mất cân đối nghiêm trọng về cung cầu lao động giữa các vùng, khu vực, ngành nghề kinh tế; lao động phi chính thức, lao động phổ thông vẫn chiếm chủ yếu; lao động đã qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp mới đạt 24,5% vào năm 2020, cơ cấu lao động đã qua đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu thực tế; các định chế trung gian, chính sách an sinh và BHXH còn yếu, độ bao phủ thấp, chưa đạt hiệu quả cao...

Làm gì để nâng cao chất lượng lao động?

Bà Lê Thị Xuân Quỳnh - Phó trưởng ban Nghiên cứu kinh tế ngành và lĩnh vực (CIEM): Già hóa lực lượng lao động

Tỷ lệ dân số tham gia lực lượng lao động giai đoạn 2011-2019 đã giảm so với giai đoạn trước đây. Tuổi bình quân và trung vị của lực lượng lao động tăng lên: 10 năm tăng khoảng 3 tuổi, tuổi bình quân là 41 tuổi, tuổi trung vị là 40 tuổi vào năm 2019. Số lượng lao động trẻ đang giảm nhưng thất nghiệp lao động trẻ trong độ tuổi 15-24 thường xuyên ở mức cao, năm 2019 tới 6,5%, chiếm gần 40% tổng số người thất nghiệp.

Có hai khu vực tạo ra nhu cầu lao động, đó là các cơ quan hành chính sự nghiệp công và khu vực sản xuất kinh doanh. Trong khu vực sản xuất kinh doanh, các thành phần chính tạo việc làm chủ yếu là doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, xuất khẩu lao động. Việc làm chủ yếu từ các cơ sở kinh doanh cá thể phi nông nghiệp. Đây là khu vực tạo ra nhiều việc làm nhất trong nền kinh tế, nhưng việc làm chủ yếu là phi chính thức, chất lượng việc làm chưa tốt.

Tuy nhiên, chất lượng việc làm đã được cải thiện. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức đã giảm trong suốt từ năm 2015 đến năm 2019, riêng trong năm 2020 tăng lên do những yếu tố bất thường bởi dịch Covid-19. Đây là dấu hiệu tích cực về tạo việc làm cũng như chất lượng việc làm trong nền kinh tế.

Làm gì để nâng cao chất lượng lao động?

TS Nguyễn Tú Anh - Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương: Sửa luật phù hợp với

thực tiễn

Cần chú trọng hoàn thiện thể chế, chính sách về đào tạo nguồn nhân lực, về giải quyết việc làm, về chính sách tiền lương và phát triển các định chế trung gian, các cơ chế an sinh, BHXH cho người lao động... để thúc đẩy thị trường lao động phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả và hội nhập với thị trường lao động khu vực và thế giới, đáp ứng quá trình cơ cấu lại nền kinh tế.

Để làm được việc đó, cần sửa đổi Luật Việc làm phù hợp với các hình thái việc làm mới, quan hệ lao động mới theo định hướng phát triển và mở rộng quy mô việc làm thỏa đáng, bền vững; từ đó giảm quy mô việc làm phi chính thức với các quy định hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động duy trì việc làm, tránh sa thải lao động, bảo đảm quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người lao động. Cần nâng cao năng lực giám sát, đánh giá thị trường lao động của các cơ quan quản lý Nhà nước; tiến tới luật hóa các hoạt động kinh doanh...

Làm gì để nâng cao chất lượng lao động?

TS Bùi Sỹ Tuấn - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Trả lương theo năng lực, hiệu quả

Khi quy hoạch phát triển các tỉnh, vùng phải quan tâm đến phát triển các khu vực kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo mô hình cụm liên kết ngành gắn với chuỗi giá trị để vừa khai thác và phát huy khả năng của lực lượng lao động tại chỗ, lao động giản đơn, vừa thu hút được lao động chất lượng cao và dần tạo tác động lan tỏa cải thiện mặt bằng chất lượng lao động.

Cần khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động lớn tuổi; hỗ trợ tạo việc làm cho các đối tượng yếu thế, các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương do tác động của tái cấu trúc nền kinh tế, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới; hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh tra, kiểm tra, xử lý, bảo đảm người lao động tiếp cận được với các quy định, hỗ trợ của Nhà nước.

Đặc biệt, cần sửa đổi chính sách tiền lương gắn với năng lực, hiệu quả lao động; đổi mới công tác đánh giá hiệu quả công việc của người lao động bằng cách xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc cho từng vị trí việc làm...

Xuân Phương