Lại hạn chế báo chí?
Năng lượng Mới số 306
Người ta quan tâm đến Khoản 5 Điều 2 (Nội quy phòng xử án) của dự thảo thông tư mà TAND Tối cao như sau: Các nhà báo, phóng viên được tham dự phiên tòa để đưa tin, đưa hình khi được sự đồng ý của Chánh án Tòa án nơi giải quyết vụ án hoặc thẩm phán chủ tọa phiên tòa nhưng phải xuất trình thẻ nhà báo, thẻ phóng viên cho thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút trước giờ khai mạc phiên tòa. Quy định này có một chi tiết nhầm lẫn.
Trong Luật Báo chí hiện hành, chỉ có thẻ nhà báo chứ không hề có thẻ phóng viên. Loại thẻ phóng viên nếu có chỉ là “thẻ tự chế” của mấy văn phòng đại diện cơ quan báo chí đã bị nhắc nhở và chỉ có giá trị nội bộ. Nhưng điều đáng nói nhất là, dự thảo thông tư của TAND Tối cao có quy định nhà báo chỉ được tác nghiệp nếu được sự đồng ý của Chánh án Tòa án nơi giải quyết vụ án hoặc thẩm phán chủ tọa phiên tòa là “vênh” rất nhiều so với Luật Báo chí liên quan đến quyền tác nghiệp của nhà báo. Điều 7 Luật Báo chí quy định: “Đối với vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử thì các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền không cung cấp thông tin cho báo chí, nhưng báo chí có quyền thông tin theo các nguồn tài liệu của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin”.
Vụ án khi đã được đưa ra xét xử (trừ những vụ án có nội dung cần giữ bí mật Nhà nước, thuần phong mỹ tục, bí mật của đương sự…) không nằm trong quy định này. Quy định này cản trở quyền tác nghiệp của nhà báo. Ngoài ra, trong hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có quy định nào ngăn cản báo chí tác nghiệp tại các phiên tòa xét xử công khai nên quy định trong dự thảo của TAND Tối cao là rất khó chấp nhận.
Về vấn đề này, Phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hà Minh Huệ cho rằng: Cần phải tuân thủ Luật Báo chí, đảm bảo quyền của nhà báo, quyền được thông tin của nhân dân. Nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí cũng đã được Hiến pháp mới quy định, do vậy, bất kỳ luật nào và nhất là văn bản dưới luật càng phải tuân thủ, dựa vào đạo luật gốc ấy. Tất nhiên, khi thông tin, báo chí cũng phải tuân thủ pháp luật, quy tắc nghề nghiệp, quy chuẩn về đạo đức người làm báo, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân…
Các nhà báo lão thành cũng nhận xét rằng, nếu báo chí sai ở đâu, cơ quan báo chí trực tiếp, tổng biên tập phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và công luận. Do đó, các cơ quan chức năng như TAND Tối cao cần tuân thủ những quy định pháp luật đã có. Đừng vì thuận lợi cho mình mà làm khó báo chí. Nội quy của tòa cũng phải đảm bảo đúng pháp luật. Báo giới mong muốn ban soạn thảo thông tư này nhìn nhận báo chí như lực lượng tham gia tích cực vào công tác quản lý xã hội như đã và đang thực hiện.
Thọ Vinh
-
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu giải pháp phát triển kinh tế báo chí
-
Báo chí đã có những bước phát triển về nội dung, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng
-
Vai trò của lãnh đạo báo chí và doanh nghiệp với phát triển bền vững
-
Báo chí hãy tạo ra những câu chuyện tích cực, mang tính xây dựng và giải pháp
-
Người dân Đà Nẵng đóng góp hơn 5,3 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả thiên tai
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
-
“Không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón”
-
Thủ tướng gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024
-
Chiến thắng Bình Giã: Sức mạnh toàn dân làm nên mốc son lịch sử
-
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn