Kỳ vọng vào ngân hàng để "đòi" nợ thuế?
Trong nội dung dự thảo Luật Quản lý thuế, về phần nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của ngân hàng thương mại trong việc quản lý thuế nêu rõ, ngân hàng thương mại khi tham gia phối hợp thu thuế và thu khác thuộc ngân sách nhà nước có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước trong việc thực hiện nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử cho người nộp thuế; xử lý, đối soát dữ liệu về nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn phản hồi ý kiến đại diện ngân hàng thương mại. |
Truyền, nhận thông tin chứng từ nộp thuế điện tử, chuyển tiền thanh toán các khoản thu Ngân sách nhà nước cho Kho bạc Nhà nước đầy đủ, chính xác, kịp thời theo đúng quy định; hỗ trợ người nộp thuế trong quá trình thực hiện nộp thuế điện tử; bảo mật thông tin của người nộp thuế, người khai hải quan theo đúng quy định của pháp luật về bảo mật thông tin.
Mặt khác, ngân hàng thương mại phải định kỳ cung cấp thông tin tài khoản của người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thu, đồng thời cung cấp thông tin của người nộp thuế (nội dung giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản) trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan quản lý thuế.
Theo đại diện các ngân hàng thương mại tại hội thảo, việc cung cấp thông tin này sẽ xung đột với quy định về bảo mật thông tin khách hàng của các ngân hàng. Ngân hàng chỉ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra công an khi xác định hành vi vi phạm pháp luật của khách hàng có tài khoản tại ngân hàng. Nếu thường xuyên cung cấp mọi thông tin của khách hàng đối với cơ quan thuế là vi phạm quy định bảo mật.
Hơn thế nữa, ngân hàng phải chịu trách nhiệm khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp theo quy định pháp luật về thuế của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử có phát sinh thu nhập từ Việt Nam; trích tiền để nộp thuế từ tài khoản của người nộp thuế; phong tỏa tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế.
Đặc biệt, trong trường hợp người nộp thuế có bảo lãnh nhưng không nộp thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu Ngân sách nhà nước khác đúng thời hạn quy định thì ngân hàng thương mại là đơn vị bảo lãnh phải chịu trách nhiệm nộp thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu Ngân sách nhà nước khác đúng thời hạn quy định thay cho người nộp thuế.
Với những "trách nhiệm" nặng nề nêu trên, việc các ngân hàng thương mại "kêu ca" là việc đương nhiên. Có thể thấy rằng quy định trong dự thảo Luật Quản lý thuế gần như đóng khung hầu hết trách nhiệm lên tổ chức ngân hàng trong việc xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi trốn thuế, bị xử phạt về thuế mà không đề cập đến quyền lợi của các ngân hàng thương mại.
Trong thực tế đã xảy ra không ít vụ việc doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau khi "bỏ chạy" đã để lại những khoản nợ thuế khổng lồ. Điển hành là vụ sáp nhập Uber và Grap vừa qua. Nếu cứ căn cứ Luật Quản lý thuế thì việc các ngân hàng thương mại mà các doanh nghiệp mở tài khoản phải hứng chịu hậu quả là rất có thể xảy ra.
Toàn cảnh Hội thảo góp ý Luật Quản lý thuế (sửa đổi) |
Để xử lý vấn đề này, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn cho rằng sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý thuế và các tổ chức ngân hàng là cực kỳ quan trọng. Hiện nay, mỗi doanh nghiệp có quyền mở nhiều tài khoản thanh toán tại nhiều ngân hàng khác nhau. Theo khảo sát của Tổng cục Thuế, việc quản lý hệ thống thông tin tài khoản các doanh nghiệp để phòng ngừa việc trốn thuế tại các nước tiên tiến là chuyện bình thường. Khi cơ quan thuế thông báo phong tỏa tài khoản cần sự phối hợp của các ngân hàng để nhanh chóng và kịp thời xử lý. Việc này sẽ đem lại môi trường bình đẳng, sự công bằng cho doanh nghiệp trong thực hiện nghĩa vụ thuế.
Phó Tổng cục trưởng Cao Anh Tuấn cũng thẳng thắn nhìn nhận việc cơ quan thuế đặt hàng các tổ chức kiểm toán, kế toán và đại lý thuế để đánh giá chính xác về nợ đọng thuế của các doanh nghiệp giải thể vẫn chưa làm rốt ráo do thủ tục giải thể đang quá phức tạp.
Với nguyên tắc làm luật "càng rõ ràng, chi tiết càng tốt", việc đưa trách nhiệm, nhiệm vụ của các tổ chức tín dụng vào luật càng cần quy định chặt chẽ hơn để các ngân hàng thương mại thực hiện được dễ dàng, minh bạch. Để từ đó việc phòng chống các hành vi gian lận, trốn thuế được hiệu quả mà không nên kêu gọi một cách chung chung như hiện nay.
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 4/11: Các công ty năng lượng Mỹ kêu gọi tính nhất quán trước thềm bầu cử
-
Tôn vinh Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh năm 2024
-
TPBank báo lãi hàng nghìn tỷ, nợ xấu vượt hơn 5.000 tỷ đồng
-
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu chỉ ra nguyên nhân khiến giá vàng nhẫn tăng cao
-
Tin tức kinh tế ngày 3/11: Xuất khẩu gạo năm 2024 khả năng đạt kỷ lục mới