Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Kỳ vọng gì ở thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc?

19:44 | 16/11/2023

Theo dõi PetroTimes trên
|
Cuộc gặp giữa ông Joe Biden và ông Tập Cận Bình trước thềm Hội nghị cấp cao APEC sẽ là tâm điểm chú ý trong những ngày tới.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp song phương bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Bali, Indonesia tháng 11/2022. (Nguồn: Reuters)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp song phương bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Bali, Indonesia tháng 11/2022. (Nguồn: Reuters)

Ngày 14/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt chân tới San Francisco, bang California, Mỹ để tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Tuy nhiên, một sự kiện khác quan trọng không kém đang chờ đợi ông: cuộc gặp song phương thứ hai với Tổng thống chủ nhà Joe Biden vào ngày 15/11 (giờ địa phương) ngay trước thềm Hội nghị cấp cao APEC.

Địa điểm đặc biệt

Đây cũng là thượng đỉnh đầu tiên giữa lãnh đạo song phương trên đất Mỹ. Hai bên đã lựa chọn địa điểm là Filoli, một điền trang tách biệt ở vùng bờ biển phía Bắc California, cách San Francisco 40 km về phía Nam. Xây dựng năm 1917 với phong cách kiến trúc Georgia và Phục hưng kiểu Anh. Qua thời gian, tư gia rộng 2,6 km2 này trở thành một phần của Quỹ Bảo tồn lịch sử quốc gia Mỹ.

Theo bà Bonnie Glaser, Giám đốc quản lý chương trình Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tại Quỹ Marshall (Đức), địa điểm trên phù hợp với yêu cầu của phía Trung Quốc: “Đây là nơi yên tĩnh, tách biệt để ông Biden và ông Tập có thể trao đổi riêng tư trong một môi trường thoải mái. Quan trọng hơn, địa điểm này không kết nối với Hội nghị cấp cao APEC. Do đó, nó tạo cảm giác rằng hai nhà lãnh đạo đang có cuộc thượng đỉnh song phương, tách biệt khỏi các chuỗi sự kiện”.

Tương tự, ông Jeremi Suri, giáo sư về quan hệ công chúng và lịch sử tại Đại học Texas ở Austin (Mỹ) nhận định: “Một địa điểm như vậy sẽ tạo điều kiện để họ giảm bớt sự chú ý khỏi giới truyền thông cũng như các yếu tố có thể khơi mào bất đồng. Nếu có tín hiệu tích cực, họ có thể bắt đầu tin tưởng lẫn nhau và giao tiếp một cách tốt hơn”. Theo ông, kịch bản lý tưởng này tương tự những gì từng diễn ra vào năm 1986, khi Tổng thống Mỹ lúc đó, ông Ronald Reagan gặp gỡ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev tại Reykjavik, Phần Lan. Tại đây, lãnh đạo hai siêu cường đã tạo dựng một mối quan hệ tương đối gần gũi.

“Xu hướng rõ ràng”

Hiện chưa rõ sau cuộc gặp tới, ông Joe Biden và ông Tập Cận Bình có thể làm điều tương tự hay không. Tuy nhiên, không khó để thấy đây là kịch bản các bên đều mong muốn, xét trong bối cảnh hiện nay.

Như ông Dongshu Liu, giáo sư tại khoa công chúng và quốc tế tại Đại học Thành phố Hong Kong (Trung Quốc) nhận định, việc Trung Quốc muốn giảm bớt căng thẳng với Mỹ là một phần của “xu hướng đã rõ ràng” từ tháng Chín. Ông nêu rõ: “Trung Quốc phải đối mặt với áp lực rất lớn và ít nhất họ cần trấn an các nhà đầu tư nước ngoài rằng nước này vẫn sẵn sàng mở cửa với thế giới”. Dư luận Trung Quốc nhìn nhận tích cực hơn về Mỹ: tháng 4/2022, hơn 80% người coi Mỹ là “đối thủ”, tháng 10/2023, con số này chỉ còn dưới 50%.

Trong khi đó, sau căng thẳng vào đầu và giữa năm, Mỹ đã tăng cường tiếp xúc với Trung Quốc để “hạ nhiệt”. Từ đầu năm đến nay, quan chức cấp cao hai nước đã gặp gỡ ít nhất 10 lần. Đáng chú ý, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác ngoại sự trung ương Vương Nghị đã ba lần gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và hai lần hội đàm Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan. Đó là chưa kể đến các cuộc gặp giữa quan chức cấp bộ khác như Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo và người đồng cấp Trung Quốc Vương Văn Đào, hay giữa Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường.

Trong bối cảnh đó, cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo không chỉ là “lớp kem phủ trên mặt bánh”, mà còn có thể góp phần mở ra một giai đoạn hòa hoãn hơn trong quan hệ song phương. Điều này phù hợp với tuyên bố trước đó của ông Biden về “hợp tác khi có thể, cạnh tranh khi cần thiết, đối đầu khi bắt buộc” hay từ ông Tập Cận Bình, “có hàng nghìn lý do để quan hệ Mỹ - Trung trở nên tốt đẹp hơn”.

Tìm tiếng nói chung

Ông Sullivan cho biết, ông Joe Biden và ông Tập Cận Bình sẽ thảo luận các yếu tố cơ bản nhất của quan hệ song phương, bao gồm tăng cường liên lạc và quản lý cạnh tranh một cách có trách nhiệm, không để cạnh tranh biến thành xung đột.

Còn theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh, hai bên sẽ trao đổi sâu sắc về các vấn đề chiến lược, tổng thể, định hướng quan hệ, cũng như các vấn đề lớn liên quan đến hòa bình, phát triển thế giới.

Đoàn người chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại San Francisco, Mỹ ngày 14/11. (Nguồn: The Chronicle)
Đoàn người chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại San Francisco, Mỹ ngày 14/11. (Nguồn: The Chronicle)

Một chủ đề trọng tâm trong thảo luận giữa hai bên chắc chắn là kinh tế. Mỹ và Trung Quốc sẽ bị tổn hại nghiêm trọng nếu thương mại song phương 760 tỷ USD (2022), tiếp tục sụt giảm ở mức 14,5% như nửa đầu năm nay. Ông Sullivan khẳng định, hai nước “phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế”. Cuối tháng Chín, Mỹ - Trung nhất trí thành lập “nhóm chuyên trách kinh tế” và “nhóm chuyên trách tài chính”, với họp định kỳ và đột xuất để trao đổi các vấn đề liên quan.

Điều này thể hiện cam kết về duy trì hợp tác kinh tế - thương mại xuyên suốt của cả hai nước, bất chấp cạnh tranh gay gắt hiện tại ở nhiều khía cạnh khác nhau.

Một “chiến thắng” khác cho cả hai bên có thể là thỏa thuận về fentanyl. Vừa qua, Bắc Kinh cam kết trấn áp việc sản xuất tiền chất của loại thuốc này. Đổi lại, Washington dỡ bỏ cấm vận đối với các viện pháp y cảnh sát của Trung Quốc. Kết quả này góp phần ngăn chặn làn sóng ma túy fentanyl tại xứ cờ hoa và giúp cường quốc châu Á nối lại nhập khẩu hóa chất phục vụ giám định pháp y.

Ngoài ra, lãnh đạo Mỹ - Trung có thể thảo luận về kiểm soát vũ khí. Đây là nội dung đã được phái đoàn hai nước thảo luận đầu tuần trước tại Washington D.C. Chính quyền ông Biden muốn khôi phục đường dây liên lạc giữa quân đội hai nước. Kết nối này đã gián đoạn sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ khi đó, bà Nancy Pelosi, thăm Đài Loan (Trung Quốc) bất chấp cảnh báo từ Bắc Kinh. Cả Mỹ và Trung Quốc không khơi mào cuộc chiến nằm ngoài tầm kiểm soát của cả hai.

Biến đổi khí hậu cũng có thể được đề cập trong cuộc gặp. Ngày 13/11, hai quốc gia có lượng phát thải lớn nhất thế giới đã nhất trí cùng đối phó với sự nóng lên của trái đất bằng cách “nỗ lực tăng gấp ba lần công suất của năng lượng tái tạo toàn cầu vào năm 2030”. Đây không chỉ là tín hiệu tích cực cho hợp tác song phương và nỗ lực của quan chức về khí hậu hai nước, mà còn tạo động lực cho Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), dự kiến diễn ra hai tuần tới tại Dubai.

Tuy nhiên, trong các vấn đề nóng khác, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Ông Joe Biden có thể tái khẳng định chính sách “Một Trung Quốc”, trong khi ông Tập Cận Bình tiếp tục coi vấn đề Đài Loan là “lằn ranh đỏ” với Bắc Kinh. Quan hệ Nga - Trung có thể xuất hiện, song hai bên không có nhiều khả năng đồng thuận về vấn đề này. Ngoài ra, bất chấp lời kêu gọi của ông Biden, ông Tập nhiều khả năng sẽ duy trì “ngoại giao cân bằng” về xung đột Israel - Hamas.

Theo ông Dennis Wilder, cựu quan chức cấp cao của Nhà Trắng về Trung Quốc, “khác biệt lớn trong những vấn đề cơ bản” ít nhiều giải thích tại sao Washington cho biết cuộc gặp giữa ông Tập và ông Biden sẽ không có một tuyên bố chung.

Dù vậy, ông Ryan Hass, chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Brookings, cựu cố vấn của Tổng thống Mỹ Barack Obama về Trung Quốc và vấn đề Đài Loan, cho rằng điều này không ngăn cản hai nhà lãnh đạo hướng tới bầu không khí “hòa dịu”, không chỉ tại Filoli mà còn cho quan hệ song phương thời gian tới. Xét cho cùng, ở hiện tại hay trong tương lai, cả hai cường quốc vẫn cần nhau.

Theo Tuấn Anh - baoquocte.vn

APEC 2023: Việt Nam luôn luôn mong muốn hòa bình, hợp tác và phát triển

APEC 2023: Việt Nam luôn luôn mong muốn hòa bình, hợp tác và phát triển

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Hội đồng quan hệ đối ngoại của Hoa Kỳ (CFR) sáng 15/11 giờ địa phương (đêm ngày 16/11 giờ Việt Nam).