Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Ký hợp đồng 2 gói thầu thi công xây lắp dự án truyền tải điện nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam

18:53 | 31/03/2022

182 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 31/3/2022, tại Hà Nội, Ban QLDA Điện 2 đã tổ chức ký hợp đồng “Cung cấp thiết bị, thi công xây lắp công trình và thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị dự án Trạm cắt 220kV Bờ Y và các đường dây 220kV đấu nối từ cụm NMTĐ Nam Kong 1,2,3 (Lào) vào Hệ thống điện Việt Nam” và hợp đồng “Thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC) dự án Trạm cắt 220kV Đăk Ooc và các đường dây 220kV đấu nối từ NMTĐ Nam Emoun (Lào) vào Hệ thống điện Việt Nam”.
Ký hợp đồng 2 gói thầu thi công xây lắp dự án truyền tải điện nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam
Ký hợp đồng 2 gói thầu thi công xây lắp dự án truyền tải điện nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam

Dự án Trạm cắt 220kV Bờ Y và các đường dây 220kV đấu nối từ cụm nhà máy thủy điện Nam Kong 1, 2, 3 (Lào) vào Hệ thống điện Việt Nam, được đầu tư xây dựng tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Dự án dự kiến hoàn thành xây dựng và đóng điện vào quý IV/2022. Dự án có quy mô xây dựng Trạm cắt 220kV Bờ Y, có quy mô 10 ngăn 220kV. Trong giai đoạn này lắp đặt 05 ngăn xuất tuyến và 01 ngăn máy cắt liên lạc. Xây dựng đoạn đường dây 220kV, 02 mạch, treo trước 01 mạch, dài khoảng 6,030km, dây dẫn phân pha 2xACSR 330/43 đấu nối từ Trạm cắt 220kV Bờ Y đến biên giới Việt - Lào của Đường dây 220kV đấu nối TBA 220kV Nam Kong 3 (Lào). Xây dựng đoạn đường dây 220kV, 04 mạch dài 0,807km, dây dẫn phân pha 2xACSR 400/51 đấu nối từ Trạm cắt 220kV Bờ Y vào đường dây 220kV từ NMTĐ Xekaman 1 (Lào) đến TBA500kV Pleiku 2 hiện có. Xây dựng đường dây cấp điện thi công và tự dùng 01 mạch 22kV, dài 124m, dây dẫn ACX-70 đấu nối vào đường dây 22kV hiện có.

Dự án Trạm cắt 220kV Đăk Ooc và các đường dây 220kV đấu nối từ Nhà máy thủy điện Nam Emoun (Lào) vào hệ thống điện Việt Nam, được đầu tư xây dựng tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Dự án dự kiến hoàn thành xây dựng và đóng điện vào quý I/2023. Dự án có quy mô xây dựng trạm cắt 220kV Đăk Ooc. Xây dựng khoảng 13,395km đường dây 220kV 02 mạch (trước mắt treo dây 01 mạch) từ NMTĐ Nam Emoun (Lào) đến Trạm cắt 220kV Đăk Ooc (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam). Xây dựng đoạn đường dây 04 mạch 220kV, chiều dài khoảng 1,917km từ trạm cắt 220kV Đăk Ooc đến điểm đấu chuyển tiếp vào đường dây mạch kép 220kV Xekaman 3 - Thạnh Mỹ hiện hữu.

Xây dựng đường dây 22kV cấp điện thi công và cấp nguồn tự dùng từ lưới điện địa phương cho trạm cắt 220kV Đăk Ooc, chiều dài khoảng 1,077km.

Các Dự án trên được đầu tư xây dựng với mục tiêu: Thực hiện cam kết song phương về quan hệ hợp tác giữa Chính phủ hai nước CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào trong lĩnh vực phát triển năng lượng; Nhập khẩu điện từ nhà máy thủy điện Nam Kong 1, 2, 3 và Nam Emoun (Lào) về Việt Nam.

Cả 2 dự án trên do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư; Ban QLDA Điện 2 được Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao thay mặt Chủ đầu tư thực hiện công tác quản lý dự án, Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 4 là đơn vị thực hiện công tác khảo sát, thiết kế và hỗ trợ Bên mời thầu trong quá trình xét thầu và thương thảo hợp đồng của 2 gói thầu.

Ông Trần Văn Hào – Phó Giám đốc Ban QLDA Điện 2 đại diện cho Lãnh đạo Ban QLDA Điện 2 phát biểu về quá trình triển khai thực hiện các dự án và chúc mừng các nhà thầu đã trúng thầu 2 gói thầu này và đề nghị các Nhà thầu thực hiện các dự án đảm bảo chất lượng, tiến độ theo hợp đồng được hai bên ký kết.

Ông Nguyễn Văn Hùng – Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, thành viên đứng đầu Liên danh cả 02 gói thầu trên cho biết: Nhà thầu nhận thức rất rõ tầm quan tọng của các dự án trong việc nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam nhằm đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước. Chính vì vậy nhà thầu cam kết sẽ huy động nguồn lực tốt nhất để đảm bảo tiến độ, chất lượng của các dự án.

Đấu nối nguồn năng lượng tái tạo vào lưới điện truyền tải: Kinh nghiệm từ Truyền tải điện Gia Lai

Đấu nối nguồn năng lượng tái tạo vào lưới điện truyền tải: Kinh nghiệm từ Truyền tải điện Gia Lai

Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 8 nhà máy điện gió với tổng công suất thiết kế là 800MW đấu nối vào lưới truyền tải. Các nhà máy đều kịp thời đưa vào vận hành thương mại trước ngày 31/10/2021- mốc thời gian quan trọng để hưởng giá ưu đãi. Vậy EVN và các đơn vị đã phối hợp, hỗ trợ chủ đầu tư các dự án như thế nào?

Kim Thái