Kịch bản tăng trưởng kinh tế mới: GDP cả năm dự báo vượt 6%
Ngày 18/4, trường đại học Thương mại đã tổ chức lễ công bố Báo cáo thường niên kinh tế và thương mại Việt Nam 2023 với chủ đề “Cấu trúc kinh tế thế giới và Việt Nam”.
Báo cáo cho biết tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ chịu nhiều áp lực do tăng trưởng của nhiều nền kinh tế ở gần “bờ vực suy thoái” khi nhiều quốc gia buộc phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, xung đột tại Ukraine tiếp diễn cùng với hàng loạt vấn đề phát sinh khác như gián đoạn chuỗi cung ứng, đà tăng giá của nhiều mặt hàng nguyên vật liệu sản xuất…
Ở kịch bản cao, tăng trưởng kinh tế được dự báo có thể đạt 7,02% |
Trong nước, áp lực lạm phát đối với nền kinh tế vẫn rất lớn do độ trễ của gói phục hồi và dấu hiệu hạ nhiệt lạm phát ở một số quốc gia chưa bền vững. Rủi ro với doanh nghiệp vẫn gia tăng trong bối cảnh cầu thị trường nước ngoài giảm, dòng tiền dần cạn kiệt sau 2 năm dịch bệnh trong khi doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn…
Trên cơ sở phân tích, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam, nhóm nghiên cứu đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế trong năm 2023.
Ở kịch bản cơ sở là kịch bản dễ xảy ra nhất được đưa ra dựa trên giả thiết kinh tế thế giới diễn ra trong kịch bản dự báo tích cực, tác động tích cực tới kinh tế Việt Nam và xung đột Nga - Ukraine, sự suy giảm kinh tế Trung Quốc, Mỹ cũng như các tác thương mại lớn của Việt Nam gây ra ít ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế trong nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của kịch bản này có thể đạt 6,56% với mức lạm phát bình quân của năm khoảng 3,35%.
Ở kịch bản cao, kịch bản này cũng có thể xảy ra với giả thiết kinh tế thế giới diễn biến tích cực hơn dự báo của các tổ chức quốc tế, tác động tích cực tới kinh tế Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của kịch bản này có thể đạt 7,02% với mức lạm phát bình quân của năm khoảng 4,12%.
Với kịch bản thấp, kịch bản này ít có khả năng xảy ra, tuy nhiên với những điều kiện diễn biến kinh tế thế giới phức tạp, khó lường; suy giảm mạnh của các nền kinh tế lớn cũng như các đối tác thương mại lớn của Việt Nam và sự ảnh hưởng mạnh mẽ xung đột Nga - Ukraine vẫn tiếp tục dai dẳng, áp lực giá cả không được kiểm soát như kỳ vọng sẽ tác động tiêu cực tới kinh tế Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt khoảng 6,12% và lạm phát duy trì ở mức 2,87%.
Theo đó, điểm chung của 3 kịch bản này là GDP Việt Nam đều có mức tăng trên 6% trong khi mức cao nhất là 7,02%, là mức tăng dự liệu cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Chuyên gia IMF: Tăng trưởng của Việt Nam vẫn ở mức cao Chuyên gia Vụ Nghiên cứu của IMF đánh giá mức tăng trưởng 8% năm 2022 của Việt Nam là một điểm sáng trong khu vực. Mặc dù tốc độ tăng trưởng năm 2023 chậm lại nhưng Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức cao, dự kiến 5,8% vào năm 2023 và 6,9% vào năm 2024. |
P.V (t/h)
-
[Infographic] Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm
-
Tin tức kinh tế ngày 18/10: Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,8%
-
Dự báo 2 kịch bản tăng trưởng GDP về đích năm 2024
-
Tin tức kinh tế ngày 11/10: Thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc tiến sát mốc 150 tỷ USD
-
Tin tức kinh tế ngày 5/10: Ngân hàng ồ ạt tung gói vay trả nợ nhà băng khác
-
Online Friday 2024: Lan tỏa giá trị hàng Việt Nam trên nền tảng số
-
Giá vàng hôm nay (26/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh
-
Lo ngại bị đối xử thiếu bình đẳng trong dự thảo quy định hoàn thuế GTGT
-
Giá vàng hôm nay (25/10): Tăng trở lại
-
Giá vàng hôm nay (24/10): Thị trường thế giới giảm trước áp lực chốt lời