Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Truy thu thuế SABECO:

Không thể đổ lỗi cho doanh nghiệp!

21:03 | 14/07/2015

2,303 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngay khi Kiểm toán Nhà nước (KTNN) công bố kết luận thanh tra tại Công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), đề nghị truy thu 480 tỉ đồng tiền thuế, đã có những ý kiến trái chiều xung quanh sự việc này.  

Sabeco trốn thuế hay pháp luật có lỗ hổng?

Sabeco trốn thuế hay pháp luật có lỗ hổng?

Những ngày gần đây, thông tin về việc Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) bị kiến nghị truy thu 480 tỉ đồng đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận xã hội. Vậy chúng ta phải nhìn nhận câu chuyện này như thế nào?

Theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, từ năm 2013 bia sẽ chịu mức thuế suất là 50%. Tại Thông tư 05 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt quy định: Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán hàng qua các cơ sở kinh doanh thương mại thì giá làm căn cứ tính thuế là giá bán của cơ sở sản xuất nhưng không được thấp hơn 10% so với giá bán bình quân của sơ sở kinh doanh đó bán ra.

Không thể đổ lỗi cho doanh nghiệp!
Dây chuyền sản xuất bia của Sabeco

Ở trường hợp Sabeco, đơn vị này đã thành lập và phân phối sản phẩm của mình qua Công ty Thương mại Sabeco (công ty con). Sabeco tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho từng sản phẩm căn cứ vào giá bán ra của công ty con trên. Công ty này lại tiếp tục “đẩy” hàng đến cho 10 công ty cổ phần thương mại khu vực (hầu hết do Sabeco chiếm cổ phần chi phối).

Nhưng công ty con trên lại chưa bán bia đến tay người tiêu dùng mà lại bán bia cho 10 công ty cổ phần thương mại khu vực (do Sabeco chi phối). Rồi 10 công ty trên mới bán sản phẩm bia cho các đại lý cấp 1. Đại lý cấp 1 mới bán cho các đại lý cấp 2, nhà hàng, người tiêu dùng với giá cao hơn… Vì thế, KTNN yêu cầu Sabeco phải nộp ngân sách Nhà nước là 408 tỉ đồng. Chưa kể, theo Sabeco, nếu cứ theo đúng kết luận của KTNN mà thực hiện thì doanh nghiệp này có thể phải nộp lại hơn 3.000 tỉ đồng từ năm 2008.

“KTNN xác định đây là mô hình khép kín của Sabeco, trong đó tổng công ty mẹ quyết định từ giá thu mua đầu vào cho tới giá bán ra, kể cả giá bán cho các đại lý cấp 1. Lợi nhuận cuối cùng các công ty chuyển về cho Sabeco. Do đó, KTNN yêu cầu truy thu phần thuế còn thiếu khi tính theo giá bán ở khâu cuối cùng mà các công ty thương mại bán ra cho đại lý cấp 1”, bà Trương Thị Việt Hương - Kiểm toán trưởng KTNN khu vực 4 cho biết.

Với sự việc này, nhiều chuyên gia, luật sư cho rằng: khách quan thì Sabeco đã nộp đúng thuế theo giá bán, tuân thủ quy định về thuế cũng như kế toán, không thể truy thu theo kiểu áp đặt và truy ngược như vậy. Bản thân các quy định trong luật đã không quy định rõ ràng thì không thể khiến Sabeco nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp nói chung “tâm phục, khẩu phục”.

Phải khẳng định rằng, việc thành lập công ty con, công ty cháu và thực hiện các hành vi chuyển giá trong nội bộ công ty, giữa công ty mẹ và công ty con đã diễn ra từ lâu trong hoạt động thương mại. Nhiều quốc gia đã và đang đau đầu để hạn chế việc “ăn gian” thuế này, liên tục bổ sung quy định, thay đổi chính sách để làm minh bạch hóa hệ thống pháp luật cũng như quá trình sản xuất, phân phối của các doanh nghiệp. Nhưng trái ngược là tại Việt Nam, các doanh nghiệp - thậm chí còn chưa ý thức được họ làm sai “ý” của các cơ quan quản lý Nhà nước, đã bị “ép” nhận sai và nộp phải cả trăm tỉ đồng.

Những doanh nghiệp nội địa nộp ngân sách Nhà nước cả chục nghìn tỉ đồng một năm vẫn bị “hành” bởi vài trăm tỉ tiền truy thu thuế từ nhiều năm trước, trong khi các doanh nghiệp FDI liên tục bị cảnh báo bởi thực tế lỗ lâu năm những vẫn được tạo điều kiện để mở rộng sản xuất. Hệ thống pháp luật của chúng ta có vấn đề hay chỉ là những khuất tất?

Bảo Sơn

Năng lượng Mới số 439

Giá vàng

Tỉ giá