Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Không chấp nhận tín dụng dễ dãi

16:41 | 18/07/2011

380 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trước sự quan tâm của dư luận về tình hình giá cả, lạm phát tăng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều doanh nghiệp và tổ chức tín dụng, trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Năng lượng Mới, ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, thời điểm này không chấp nhận tín dụng dễ dãi.

PV: Giá cả đầu tháng 7/2011 có dấu hiệu tăng mạnh khiến nhiều người lo ngại về khả năng kiềm chế lạm phát ở mức 15-17% của năm 2011. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp lại lên tiếng đề nghị hỗ trợ. Ông bình luận gì về tình hình này, thưa ông?

Ông Võ Trí Thành: Định hướng chính sách vào thời điểm này vẫn là tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô. Có thể với định hướng chính sách này, đời sống kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, song trong bối cảnh này, có lẽ chúng ta phải chấp nhận hy sinh.

Các nhà hoạch định chính sách phải có “cái đầu lạnh”, một nghệ thuật điều hành khôn khéo, không thể nôn nóng. Khi lạm phát tháng 6 giảm tốc, tôi đã thấy “lấp ló” tư tưởng nôn nóng. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, khó khăn trong điều hành của Chính phủ trong năm nay là giữ được mức sàn tăng trưởng, để đảm bảo các biện pháp tấn công vào lạm phát không gây bất ổn xã hội.

PV: Mức sàn này theo ông bao nhiêu là hợp lý?

Ông Võ Trí Thành: "Thời kỳ tăng trưởng bằng đồng dễ dãi đã qua".

Ông Võ Trí Thành: Khoảng 6%, thậm chí 5-5%. Với tốc độ tăng trưởng GDP này, các yêu cầu đảm bảo sự ổn định trong nền kinh tế sẽ đạt được. Cùng với đó là triển khai tốt biện pháp hỗ trợ đã có, đặc biệt là chính sách hỗ trợ các nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Mọi giải pháp đều phải thực hiện đúng nguyên tắc là không để lạm phát bùng trở lại. Vì, khi bất ổn vĩ mô gia tăng, cái giá phải trả sẽ rất lớn. Lạm phát cao thì không thể có tăng trưởng cao, nhà đầu tư sẽ buộc phải chuyển sang đầu cơ nắm giữ tài sản để bảo toàn vốn thay vì đầu tư.

PV: Trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt, doanh nghiệp rất khó tiếp cận được vốn để sản xuất. Hệ lụy của nó sẽ là sự đình trệ sản xuất không chỉ trong năm nay mà ảnh hưởng tới những năm sau?

Ông Võ Trí Thành: Kịch bản đẹp nhất tất nhiên là xu thế lạm phát đi xuống, kỳ vọng lạm phát trong giai đoạn tới sẽ thấp nữa, lòng tin tăng lên. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh tinh thần là thắt chặt, chúng ta cũng phải khẳng định và thống nhất là thời kỳ tăng trưởng bằng đồng dễ dãi đã qua.

Với quan điểm phải tăng trưởng bằng đồng tiền chặt chẽ, có hai ý rất quan trọng mà tôi muốn nhấn mạnh: Một là, ổn định kinh tế vĩ mô trở thành thành tố quan trọng, quyết định, đi cùng với tiến trình cải cách, trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam những năm tới đây. Hai là, trong những thời điểm khác nhau, chu kỳ kinh doanh khác nhau, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa cũng như chính sách vĩ mô khác có thể linh hoạt hơn, có thể chặt hay lỏng hơn so với thời điểm này hay thời điểm khác, nhưng chắc chắn là không được quay lại sự lỏng lẻo hay dễ dãi như những năm trước đây.

Cụ thể, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách đầu tư công cần tiếp tục duy trì mức độ chặt chẽ, chưa nên vội nới lỏng. Đặc biệt, chính sách tài khóa cần phối hợp tốt hơn, nhịp nhàng hơn với chính sách tiền tệ trong cuộc chiến chống lạm phát hiện nay. Việc cắt giảm đầu tư công cũng cần quyết liệt hơn, minh bạch hơn.

Việc cắt giảm đầu tư công cần quyết liệt, minh bạch hơn

Nhìn trong trung hạn, quyết tâm phải đặt ra cụ thể là bội chi ngân sách, tăng trưởng tín dụng thấp xuống, giảm thiểu rủi ro về hệ thống ngân hàng, kiểm soát tài chính, nợ nước ngoài chặt chẽ hơn… Đây cũng là yêu cầu đặt ra với mỗi doanh nghiệp trong các quyết định đầu tư, kinh doanh. Thời kỳ dễ dãi trong đầu tư cũng đã qua.

PV: Vào lúc này, chỉ số xếp hạng tín nhiệm cho Việt Nam vẫn ở mức thấp. Điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến các kế hoạch thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam, thưa ông?

Ông Võ Trí Thành: Thị trường cả trong và ngoài nước phản ứng rất tích cực Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, cũng phải nhắc lại là chỉ số xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam vẫn ở mức thấp, chưa có cải thiện.

Lý do khá dễ hiểu là các thông tin về thắt chặt tài khóa, cắt giảm đầu tư công có vẻ chưa đủ liều. Ngay cả người dân, dù thấy tiền đồng ổn định hơn, nhưng họ vẫn chỉ gửi ngắn hạn. Hàm ý là nếu có gì thay đổi dễ chuyển sang cư trú khác an toàn hơn cho đồng vốn của họ. Tất nhiên, trong chừng mức nào đó, việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nói đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nói đến đầu tư dài hạn, nói đến cơ hội đầu tư trong tương lai mà với Việt Nam, các đánh giá về tiềm năng đều ở mức rất tốt. Hơn thế, cũng phải nhìn nhận là việc thu hút FDI không phải là tối đa hóa số lượng mà là tối đa hóa hiệu quả.

Chính vì vậy, cho dù bất ổn kinh tế vĩ mô hiện tại đang ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư vào thời điểm này, chỉ cần môi trường kinh doanh được cải thiện, quyết tâm cải cách quyết liệt hơn, thì các nhà đầu tư sẽ đến Việt Nam.

PV: Xin cảm ơn ông đã chia sẻ ý kiến!

Tuyết Ánh