Khoảng trống trong kiểm toán nợ công
Theo đánh giá chung của các đại biểu tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về kiểm toán nợ công”, do KTNN phối hợp tổ chức ngày 27/6, mặc dù đã có những kết quả đạt được trong kiểm toán các khoản nợ công, tuy nhiên còn nhiều thách thức đặt ra với KTNN trong kiểm toán công nợ (KTNC).
(Ảnh minh họa) |
Ông Nguyễn Minh Giang chỉ rõ, KTNN đã tổ chức kiểm toán chuyên đề nợ công, nhưng mới dừng ở kiểm toán công tác quản lý nợ công (QLNC), chưa tổ chức được cuộc KTNC một cách toàn diện từ khâu quan lý đến khâu sử dụng nợ công đối với nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương do quy mô và giá trị nợ công rộng và lớn.
Bên cạnh đó, KTNN chưa đưa ra được ý kiến tầm vĩ mô để giúp các cơ quan chính phủ hoàn thiện công tác quản lý nợ. Mặc dù việc QLNC ở Việt Nam còn nhiều bất cập nhưng KTNN chưa đưa ra được những ý kiến quan trọng nhằm hoàn thiện công tác này.
Đồng thời, vị lãnh đạo ngành kiểm toán cũng chỉ ra rằng, nhiều vấn đề về QLNC đang có sự khác biệt xa so với chuẩn mực QLNC mà các tổ chức quốc tế ban hành nhưng chưa được KTNN phát hiện và kiến nghị để có cơ sở quản lý thích hợp.
Quá trình kiểm toán, KTNN mới chỉ đi sâu vào tính tuân thủ của việc vay nợ mà chưa đưa ra ý kiến về tình hình quản lý để các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội và thậm chí là công chúng biết để có biện pháp sửa đổi cần thiết với các điều khoản luật định.
KTNN chưa đi sâu đánh giá tình hình, cơ cấu, chi phí và hạch toán các khoản nợ công nhằm hạn chế rủi ro tài chính trong vay nợ, tính bền vững của việc vay nợ, chi phí vay nợ, công tác hạch toán, cơ chế quản lý vay nợ…
“Vấn đề đặt ra là liệu rằng số liệu nợ có chính xác hay không? Có được hạch toán đầy đủ hay không? Cách thức hạch toán đã theo các thông lệ chung của quốc tế để đảm bảo tính so sánh hay không? Công tác quản lý nợ như thế nào? Việc thiết lập các thể chế quản lý nợ ra sao…? Những vấn đề này chưa được đề cập một cách đầy đủ. Đây là khoảng trống trong KTNC của KTNN trong những năm qua cần có biện pháp tháo gỡ, khắc phục” - Ths Nguyễn Minh Giang cho biết.
Ông Giang đã đưa ra các giải pháp trong việc KTNC. Cụ thể như việc KTNC phải được đặt trong nguyên tắc kiểm soát nợ công với nguyên tắc mang tính bao trùm là thế hệ hiện tại không xâm lấn lợi ích của thế hệ tương lai.
KTNC phải được đặt trong mối quan hệ tổng thể về cải cách tài chính công nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia đảm bảo các khoản vay nợ công được sử dụng đúng mục đích theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Việc vay nợ chỉ được sử dụng cho mục đích đầu tư phát triển.
Đồng thời, báo cáo kiểm toán chuyên đề về nợ công đặt trong mối quan hệ với quản lý các nguồn lực quốc gia. Cơ quan KTNN cần thực hiện kiểm toán chuyên đề về nợ công một cách đầy đủ, toàn diện. Các chuyên đề có thể bao quát từ hình thức vay, trả nợ, các nghiệp vụ vay nợ, chi phí vay nợ đến tổ chức quản lý nợ, chiến lược quản lý nợ, quản lý rủi ro trong việc vay nợ.
M.L
Ông Vương Đình Huệ: 'Nợ công 58,4% GDP vẫn còn cao' |
Quy mô nợ công tiếp tục tăng qua các năm |
Nền tảng kiềm chế và kiểm soát nợ công chưa bền vững |
-
Kiểm toán Nhà nước phát huy vai trò, khẳng định dấu ấn trong phát triển kinh tế - xã hội
-
Hoàn thiện hệ thống chuyên môn, nghiệp vụ - Vấn đề quan trọng trong tiến trình phát triển của Kiểm toán Nhà nước
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán
-
Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, tài sản công từ hoạt động kiểm toán