Khi người Nhật kêu gọi tiết kiệm năng lượng
Bà Yuriko Koike - Thị trưởng thành phố Tokyo |
Vào hôm 21/11, Thị trưởng Tokyo đã trả lời với các phóng viên: “Làm ấm cổ sẽ giúp giữ thân nhiệt. Bản thân tôi mặc áo cổ lọ và quàng khăn để ấm áp. Việc này cũng giúp tiết kiệm điện. Đây là một trong những cách để cùng nhau vượt qua một mùa đông khắc nghiệt trong bối cảnh năng lượng phức tạp. Bà cho biết thêm: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng rất chuộng những chiếc áo len này!"
Như nhiều quốc gia khác, Nhật Bản đặt mục tiêu đạt trung hòa carbon từ nay cho đến năm 2050. Tuy nhiên, từ khi cuộc chiến Nga – Ukraine nổ ra, các quốc gia phải đối mặt tình trạng nguồn cung năng lượng bị thắt chặt.
Vào tháng 8, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã kêu gọi khôi phục ngành công nghiệp hạt nhân quốc gia để đối phó với tình trạng giá năng lượng nhập khẩu cao.
Tuy nhiên, biện pháp trên khó mang tính khả thi. Trên thực tế, sau thảm họa nhà máy hạt nhân Fukushima năm 2011, nhiều lò phản ứng đã bị dừng hoạt động để lý do an toàn.
Vào 11 năm sau, Nhật Bản đã khởi động lại 10 trong số 33 lò phản ứng hạt nhân trong nước. Tuy nhiên, các nhà máy không hoạt động quanh năm. Vì vậy, quốc gia này vẫn phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch.
Tây Ban Nha tiết kiệm năng lượng triệt để |
Đức áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng mới |
IEA: Châu Âu không tiết kiệm năng lượng sẽ “chết cóng” trong mùa đông này |
Nh.Thạch
AFP
-
Phát động cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”
-
Tăng tốc khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng
-
Triển lãm Công nghệ thiết bị điện và Năng lượng xanh lớn nhất trong năm
-
Báo chí lan tỏa mạnh mẽ thông điệp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả