Khi lông gà, lông vịt thành mặt hàng xuất khẩu giá trị
Sau khi thống nhất với Việt Nam về mẫu giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu lông vũ từ tháng 1/2020, đến nay, Việt Nam đã có 20 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lông vũ vào thị trường Trung Quốc.
Các loại lông vũ này được khai thác chủ yếu từ những loại gia cầm như gà hay vịt. Tại Việt Nam, trước đây các sản phẩm này được coi như loại hàng bỏ đi, chỉ bán "đồng nát" để làm loại chổi lông gà nội địa, với giá trị không cao. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây lông gà, lông vịt lại trở thành mặt hàng xuất khẩu đem về doanh thu rất lớn. Hiện trên mạng có rất nhiều website thu mua loại mặt hàng này với giá giao động 60.000-110.000 đồng/kg.
Một cơ sở sơ chế lông vũ xuất khẩu |
Thống kê từ Cục Thú y, nửa đầu năm 2021, các doanh nghiệp nước nhà đã xuất khẩu khoảng 5.000 tấn lông vũ sang các nước. Trong đó, thị trường Trung Quốc là nơi nhập khẩu nhiều lông vũ nhất từ Việt Nam với khoảng hơn 4.000 tấn, thu về khoảng 20 triệu USD (hơn 460 tỷ đồng).
Còn trong năm 2020, 8.000/10.000 tấn lông vũ đã được doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu thành công sang Trung Quốc.
Những loại lông vũ xuất khẩu được lựa chọn từ các loại gia cầm khỏe mạnh, đảm bảo không có dịch bệnh và không tạp chất. Bên cạnh đó, lông vũ cũng phải đảm bảo yêu cầu về điều kiện bảo quản, tiêu chuẩn độ đục, độ tiêu hao oxy.
Khi xuất khẩu lông vũ sang Trung Quốc, các doanh nghiệp bắt buộc phải xin giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu không có yêu cầu thì thực hiện theo quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
Lông gà, lông vịt được tái sử dụng ra sao?
Tưởng như là "phế phẩm" nhưng lông gà, lông vịt lại đang có sức hút trong những năm gần đây nhờ sự phát triển của công nghệ kỹ thuật. Lông gà, lông vịt có thể sản xuất trực tiếp để làm cầu lông, cầu đá hoặc các loại chổi.
Cầu lông, một sản phẩm làm từ lông vũ tự nhiên |
Trong khi đó, những loại lông vũ siêu mịn và nhẹ có khả năng tạo ra những "túi khí" nhỏ, giữ ấm cho cơ thể thường được dùng làm nguyên liệu để sản xuất quần áo hoặc các loại khăn lông phục vụ đời sống cá nhân.
Các loại lông gà, lông vịt sau khi được thu mua sẽ tiến hành sàng lọc, phân loại thành những loại khác nhau tùy thuộc vào kích thước lông. Sau đó, chúng sẽ được loại bỏ hết các rác bẩn bám vào lông rồi rửa sạch, đem phơi khô. Trong quy trình phơi, người phơi cũng cần liên tục đảo để lông không bị bết và nhanh khô nhất.
Sau khi lông khô, đóng gói vào bao bì để mang đến các đại lý. Các đại lý thu mua hàng xong sẽ tiến hành sấy khô bằng máy, ép thành khối hoặc đóng gói theo yêu cầu của chủ thu mua, sau đó sẽ tiến hành xuất khẩu.
Minh Châu
-
Quá trình chuyển dịch năng lượng của Trung Quốc đang ở đâu?
-
Hệ quả từ sự phát triển quá nóng của năng lượng mặt trời ở Trung Quốc
-
Trung Quốc củng cố an ninh năng lượng như thế nào?
-
Khi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc chạm đỉnh: Thị trường thế giới sẽ ra sao?
-
Điều gì xảy ra nếu Trung Quốc không còn nhập khẩu dầu Iran?
-
Kinh nghiệm quốc tế về thuế GTGT phân bón và khuyến nghị cho Việt Nam
-
Tin tức kinh tế ngày 27/10: Thanh, kiểm tra các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam
-
Giá vàng trong tuần (21/10-27/10): Kết thúc tuần tăng giá
-
Đức ký kết hợp đồng mua khí đốt tự nhiên của Mỹ trong 10 năm
-
Chủ tịch HĐQT Shinec: Kinh doanh tín chỉ carbon như "bán đàn vịt giời"