Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Hy vọng hiệu quả của công trình chống ngập

08:51 | 02/09/2017

1,434 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Mùa mưa năm nay, hàng loạt các công trình chống ngập ở những “điểm đen” trên địa bàn TP HCM đồng loạt đi vào hoạt động. Người dân “hồi hộp” chờ đợi kết quả của những công trình này phát huy công năng như thế nào?

Hồ điều tiết thông minh

Những ngày gần đây, nhiều cơn mưa lớn xuất hiện tại khu vực TP HCM kèm theo các đợt triều cường không còn gây cảnh ngập úng kéo dài. Đặc biệt, trên đường Võ Văn Ngân (quận Thủ Đức, TP HCM), nước cũng kịp rút hết khi trời vừa tạnh mưa. Hồ điều tiết chống ngập được thi công bằng công nghệ Nhật Bản và được sử dụng ngay khi công trình hoàn thành vào ngày 10-8.

Đây là công trình hồ điều tiết chống ngập đầu tiên được xây dựng tại TP HCM. Hồ điều tiết được xây ngầm trong lòng đất có diện tích 13x14m và sâu 3,15m. Hồ có sức chứa gần 110m3 nước và trong lòng có kết cấu bằng mô đun cao su. Do có kết cấu bằng mô đun cao su nên có thể thiết kế hồ thành những khung với diện tích khác nhau. Công trình có tuổi thọ trên 100 năm. Các mô đun có tính chịu lực cao nên xe tải 25 tấn có thể dừng hoặc đỗ trên mặt hồ. Bên trên mặt hồ được trải bằng vật liệu “Cross-wave” có độ bền cao, dễ tháo lắp.

hy vong hieu qua cua cong trinh chong ngap
Hồ điều tiết chống ngập thông minh đầu tiên được thi công

Hồ điều tiết nước thích ứng với hiện tượng thời tiết thất thường ở các địa phương và giúp tự thấm nước vào lòng đất để bổ sung mạch nước ngầm, giúp chống lún bề mặt đất vì đường sá, đô thị, khu dân cư đang bị bê tông hóa. Hồ có khả năng chứa được khoảng 95% lượng nước mưa và tự thoát nước ra khi đầy bằng đường ống riêng biệt.

Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó giám đốc Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP HCM: từ năm 2006 đến nay, TP HCM không phát sinh thêm điểm ngập mới do triều cường. Số điểm ngập do triều cường từ 95 điểm (năm 2006) đã giảm còn 33 điểm (năm 2011) và chỉ còn 7 điểm (năm 2015).

Hồ được vận hành và phải đặt ở vị trí ngập nhất của khu vực. Khi trời đổ mưa, nước đổ dồn về chỗ trũng và đến hồ chống ngập xuống 2 miệng cống. Bên dưới có hệ thống lọc rác trước khi đổ vào hồ điều tiết để tránh tình trạng bị nghẽn. Nếu xuất hiện cơn mưa lớn hoặc nước không kịp thẩm thấu, một hệ thống máy bơm hút tự động sẽ hoạt động và điều tiết về hệ thống thoát nước của TP HCM. Trong hồ điều tiết chống ngập thông minh lúc này sẽ vẫn có những khoảng trống để tiếp tục đón nhận những cơn mưa kế tiếp.

Lượng nước trong hồ điều tiết có thể bảo đảm cho việc tưới cây xanh, phòng cháy chữa cháy. Hồ dễ lắp đặt và phù hợp với khu vực công viên, trường học, bệnh viện, bãi đậu xe, sân bay. Sắp tới, hồ điều tiết chống ngập kế tiếp sẽ được thi công trong khu đất Sân bay Tân Sơn Nhất, đoạn giáp đường Trường Chinh.

Đồng thời, ông Nguyễn Tăng Cường, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung xác nhận, công ty đã hoàn thành trên 90% việc lắp đặt hệ thống máy bơm. Cuối tháng 8-2017, hệ thống máy bơm chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh cũng sẽ hoạt động với công suất 27.000-96.000m3/h.

Đặc biệt, hệ thống máy bơm có thể hoạt động ở môi trường khắc nghiệt và lọc được rác lẫn một số tạp chất có trong nước. Máy bơm thông minh có van 2 chiều nhằm ngăn nước từ ngoài sông chảy tràn ngược vào và bơm nước từ cống ra để ngăn ngừa tình trạng “tái ngập”.

Nâng nền nhà theo mặt đường

Lãnh đạo TP HCM cũng đã có kế hoạch tiếp tục xây dựng 3 hồ điều tiết thông minh với tổng kinh phí khoảng 1.000 tỉ đồng. Các khu vực được ưu tiên xây dựng trước, gồm: Hồ Gò Dưa (quận Thủ Đức), có diện tích 95ha, vốn đầu tư 600 tỉ đồng; hồ Khánh Hội (quận 4) rộng 4,8ha, vốn đầu tư 300 tỉ đồng và hồ Bàu Cát (quận Tân Bình) rộng 0,4ha, vốn đầu tư 50 tỉ đồng. Một số hồ cảnh quan trong các công viên cũng sẽ được mở rộng và nâng cấp thành hồ điều tiết nước với 104 hồ có quy mô khác nhau.

hy vong hieu qua cua cong trinh chong ngap

Ngập, triều cường vẫn luôn là nỗi ám ảnh của người dân sinh sống tại TP HCM. Hàng nghìn tỉ đồng được duyệt chi để thực hiện việc nâng đường, cải tạo, nạo vét kênh nhưng không thể thoát được cảnh ngập. Các dự án nâng đường được triển khai thì mặt nền nhà dân lại lọt thỏm ở phía dưới. Mặt đường trở nên khô thoáng thì người dân lại chịu cảnh ngập úng trong nhà. Người dân lại tiếp tục “đua với mặt đường” bằng cách nâng nền nhà vượt qua mặt đường. Cuộc chạy đua “mặt đường - nền nhà” được ví như câu chuyện “Sơn Tinh và Thủy Tinh” của thời hiện đại.

Nhiều năm trôi qua, TP HCM đã phê duyệt các dự án với số tiền lên đến hàng trăm triệu USD. Người ta nhắc đến nhiều với một số dự án, như: Dự án vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, có vốn đầu tư hơn 300 triệu USD; Dự án cải thiện môi trường nước thành phố, vốn đầu tư hơn 250 triệu USD…

Hồ điều tiết thông minh trên đường Võ Văn Ngân (quận Thủ Đức) đã thực sự mở ra cho chính quyền các cấp của TP HCM một giải pháp chống ngập hứa hẹn mang lại hiệu quả trong tương lai.

Trên địa bàn TP HCM có 60 vị trí kênh rạch, 83 tuyến cống với chiều dài hơn 13km với 85 hầm ga và 51 vị trí cửa xả bị lấn chiếm, làm hạn chế khả năng thoát nước. Hiện tại, TP HCM đã nạo vét được 60,3km kênh rạch trên tổng chiều dài 4.369km (chiếm 1,68%) và lắp đặt 4.176/6.000km cống thoát nước các loại theo quy hoạch 752; đáp ứng được 60% nhu cầu thoát nước của toàn thành phố.

Hưng Long