Hướng tới doanh nghiệp số, EVNCPC làm gì để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực?
PV: Trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thời gian qua, ông có thể cho biết thành tựu lớn nhất của EVNCPC?
Ông Ngô Tấn Cư |
Ông Ngô Tấn Cư: Thành tựu lớn nhất của EVNCPC là tạo được đội ngũ kỹ sư chuyên ngành đã làm chủ hoàn toàn công nghệ. Điển hình, với các trung tâm điều khiển từ xa, EVNCPC là một trong những đơn vị đầu tiên của EVN tự triển khai khai, nghiên cứu thực hiện. Qua thời gian, đến nay các trung tâm điều khiển xa đã mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, vận hành lưới điện, nâng cao năng suất lao động.
Một thành tựu ấn tượng nữa, đó là quá trình bồi dưỡng nghề, thi nâng bậc, giữ bậc đã được triển khai hiệu quả, đảm bảo công khai, minh bạch. Tất cả lực lượng tham gia đều tâm phục, khẩu phục. Chất lượng tay nghề công nhân được nâng lên rõ rệt.
PV: Thưa ông, để có những thành quả này, EVNCPC đã triển khai những giải pháp nào?
Ông Ngô Tấn Cư: Đầu tiên là sự quyết tâm của lãnh đạo các cấp, từ tổng công ty, công ty đến cấp điện lực. Bên cạnh đó, phải có những giải pháp để động viên, khích lệ kịp thời khi CBCNV có những đổi mới, sáng tạo trong công việc. Đặc biệt, lãnh đạo từ cấp cao nhất, phải "xắn tay" vào để anh em thấy rằng, họ luôn có lãnh đạo các cấp ủng hộ.
Tôi cho rằng, đầu tư cho khoa học kỹ thuật là đầu tư khôn ngoan nhất. Chúng ta muốn đi nhanh, phải áp dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin. Muốn thực hiện hiệu quả điều này, phải có cơ chế khuyến khích cho tất cả các CBCNV, từ người mới vào nghề đến người công tác lâu năm, để phát huy được tối đa năng lực, trí tuệ của CBCNV.
PV:Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong ngành Điện nói chung, EVNCPC nói riêng. Tổng công ty đã có những giải pháp nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp số, thưa ông?
Ông Ngô Tấn Cư:Để đáp ứng nguồn nhân lực cho quá trình chuyển đổi số, EVNCPC đã và đang “làm mới” đội ngũ. Công nhân phải được đào tạo lại nhận thức, thao tác trên máy tính, đào tạo để nắm bắt được những công nghệ mới; với những người ở cấp cao hơn, thì phải đào tạo ở trình độ cao hơn, nắm bắt những công nghệ cao hơn,…
EVNCPC đang thực hiện chương đào tạo hình tháp, tức là người này giỏi, sẽ đào tạo, hướng dẫn cho người kia; đơn vị tốt chia sẻ, hướng dẫn cho đơn vị khác; phòng, ban này làm tốt sẽ dạy cho phòng, ban khác. Cả tổng công ty là một môi trường học tập, chứ không phải chỉ khi lên lớp mới học tập về chuyển đổi số. Tôi nhấn mạnh lại, chuyển đổi số là việc hằng ngày.
Tôi cho rằng, hiện nay ở EVN nói chung, EVNCPC nói riêng, chuyển đổi số đã cơ bản hoàn thành, phục vụ tốt cho công tác cung ứng điện, công tác dịch vụ khách hàng.
PV: Trân trọng cảm ơn ông!
Nghi Viên (thực hiện)
-
Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
-
Khởi tạo nền kinh tế mới: Cách mạng trong chuyển đổi số - chuyển đổi xanh và vai trò tiên phong của doanh nghiệp
-
Thủ tướng: Chuyển đổi số cần hành động mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, tăng tốc, bứt phá hơn
-
Thành phố Bà Rịa: Mít tinh hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia
-
Các nỗ lực tích hợp năng lượng ở Đông Nam Á bị đe doạ
-
Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero
-
Sự bùng nổ của AI có tác động gì đến ngành năng lượng?
-
Bài 2: Cần xây dựng khung pháp lý mạnh mẽ, rõ ràng và vững chắc cho phát triển điện gió ngoài khơi
-
Khai mạc Triển lãm Máy móc, Thiết bị và Phụ liệu công nghiệp 2024