Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Chuyển đổi năng lượng xanh tại Ả rập Xê-út (Kỳ II)

06:00 | 20/09/2024

41,140 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Không chỉ cần có chính sách chuyên biệt và các khía cạnh pháp lý mà còn cần có một bộ chiến lược rất quan trọng cho quá trình chuyển đổi năng lượng của Ả rập Xê-út.

Những kết quả đạt được

Tầm nhìn 2030 và các sáng kiến ​​năng lượng xanh tập trung vào tính bền vững và đa dạng hóa kinh tế: Tầm nhìn 2030 của Ả rập Xê-út là một sáng kiến ​​táo bạo nhằm thành lập “Vương quốc năng lượng” (Kingdom of Energy), đồng thời kêu gọi thúc đẩy sản xuất khí đốt, đa dạng hóa nền kinh tế không phụ thuộc vào dầu mỏ (tức là đa dạng hóa kinh tế và nội địa hóa lĩnh vực năng lượng) và nâng cao đáng kể tỷ trọng năng lượng tái tạo (RE) trong cơ cấu năng lượng của đất nước. KSA cam kết sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo thay vì sử dụng hydrogencarbon nhằm nâng cao đáng kể tỷ trọng năng lượng tái tạo vào năm 2030. Để biến chiến lược Tầm nhìn 2030 thành một lộ trình khả thi, Chương trình chuyển đổi quốc gia (National Transformation Program-NTP) cũng đã được khởi xướng, đặc biệt tập trung vào tính bền vững, hiệu quả năng lượng và tuân thủ các mục tiêu năng lượng tái tạo RE của UNs 2030, bao gồm các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs).

Chuyển đổi năng lượng xanh tại Ả rập Xê-út (Kỳ II)

Mục tiêu mở rộng năng lượng tái tạo RE của Ả rập Xê-út đã được nêu trong Chương trình năng lượng tái tạo quốc gia, trong đó nhấn mạnh vào việc đa dạng hóa và phát triển hàm lượng nội địa. Sự cống hiến của KSA trong việc bảo vệ môi trường và đổi mới trong lĩnh vực năng lượng được thể hiện bằng việc đầu tư vào công nghệ thân thiện với môi trường và nghiên cứu hệ sinh thái. Trung tâm Giám sát tuân thủ môi trường quốc gia hỗ trợ việc tuân thủ môi trường và thúc đẩy các hoạt động phát triển bền vững thông qua các dự án thể hiện nỗ lực thực sự trong việc bảo vệ môi trường bề vững.

Các biện pháp chính sách, công cụ pháp lý và chiến lược

Khuôn khổ chính sách và quy định: Để thu hút các nhà đầu tư quốc tế và đạt được lợi ích kinh tế lâu dài, đồng thời giảm thiểu tác động của tác động biến đổi khí hậu, việc xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững, áp dụng các tiêu chuẩn và quy trình là điều rất cần thiết ở Ả rập Xê-út thông qua khuôn khổ pháp lý liên quan đến năng lượng hiện tại nhấn mạnh sự cần thiết của các tiêu chuẩn cấp phép và lắp đặt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và giải quyết vấn đề an toàn, hiệu quả và bảo vệ người tiêu dùng. Ngoài ra, việc thực hiện các quy định đấu thầu cho các dự án năng lượng tái tạo và sửa đổi giá điện cũng được ưu tiên tại quốc gia này. Theo Iqbal, Altalbe, cải cách cơ cấu và sửa đổi chính sách là những yếu tố quan trọng để tăng cường hiệu quả năng lượng (Energy Efficiency-EE), cắt giảm lượng khí thải CO₂ và tích hợp các hoạt động kinh tế với các mục tiêu bền vững về môi trường. Điểm mấu chốt của khuôn khổ chính sách hiện tại cũng cần phải giải quyết vấn đề gây sốc đối với giá cả dầu toàn cầu, trong đó có việc triển khai RE trên quy mô lớn. Hiện các biện pháp chính sách và sáng kiến ​​pháp lý cần xem xét nỗ lực của nhiều bên liên quan. Trong nhiều trường hợp, sự tham gia sâu rộng của Bộ Năng lượng Ả rập Xê-út và việc thiếu sự phối hợp liên lĩnh vực được coi là trở ngại cho việc quản lý hiệu quả, có thể dẫn đến sự phân tán chính sách. Theo nghiên cứu của Praveen, Keloth, thị cần có đạo luật, quy tắc và khuyến khích hỗ trợ để đẩy nhanh việc áp dụng năng lượng tái tạo ở các nước GCC nhằm thúc đẩy đầu tư RE ở cấp độ doanh nghiệp và người tiêu dùng. Do đó, có thể có sự tham gia của các đối tác và tổ chức từ các cơ quan đưa ra quyết sách liên lĩnh vực và phối hợp về các vấn đề như tiêu chuẩn và các vấn đề pháp lý.

Hiện có một số cơ quan và tổ chức chuyên trách yêu cầu chuyển đổi RE. Bên cạnh những cải cách trong lĩnh vực điện nhằm thúc đẩy tư nhân hóa, cạnh tranh và sử dụng năng lượng hiệu quả, điều này đòi hỏi phải tạo ra các nguồn dữ liệu đáng tin cậy và các tổ chức quản lý như Thành phố King Abdullah về năng lượng nguyên tử và tái tạo (King Abdullah City for Atomic and Renewable Energy-KACARE) và Văn phòng Phát triển dự án năng lượng tái tạo (Renewable Energy Project Development Office-REPDO). Mặt khác, Cơ quan quản lý điện và đồng phát điện (Electricity & Co-generation Regulatory Authority-ECRA) được thành lập để phát triển các khuôn khổ pháp lý (tức là tự tiêu thụ năng lượng tái tạo) và tích hợp các tổ chức liên quan đến các dự án năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, theo nghiên cứu Al-Sarihi và Mansouri tuyên bố cần phải có một cơ quan hoặc tổ chức chuyên trách để hỗ trợ quản lý và cấp phép liên quan cho các dự án RE.

Chiến lược: Không chỉ cần có chính sách chuyên biệt và các khía cạnh pháp lý mà còn cần có một bộ chiến lược rất quan trọng cho quá trình chuyển đổi năng lượng của Ả rập Xê-út. Các định hướng chiến lược bao gồm cải cách giá cả nhiên liệu, tích hợp và triển khai công nghệ đổi mới sáng tạo, giá điện, phát triển cơ sở hạ tầng (ví dụ như xây dựng cụm kho cảng LNG mới), đầu tư thông qua quan hệ đối tác công-tư, các khoản vay ưu đãi, miễn thuế hải quan và thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài, dẫn đầu thị trường bằng cách giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng mặt trời. Do mức tiêu thụ năng lượng cao của quốc gia, một số lĩnh vực công nghiệp của Ả rập Xê-út có rất nhiều cơ hội để tiết kiệm năng lượng có thể được thực hiện bằng cách thực hiện các chương trình tiết kiệm năng lượng có mục tiêu.

Việc cải cách giá cả nhiên liệu được xác định là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của việc đưa ra quyết sách chiến lược, tác động trực tiếp và gián tiếp đến quá trình chuyển đổi năng lượng tại Ả rập Xê-út. Năm 2030, năng lượng tái tạo có thể đạt tới 70% công suất và 30% tỷ lệ sử dụng năng lượng nếu thực hiện một số cải cách về giá cả nhiên liệu. Để giảm thiểu phát thải, giá cả nhiên liệu bán lẻ trong nước phải bằng 20% ​​(có phạt phát thải) và 60% (không bị phạt phát thải) so với giá cả nhiên liệu bán buôn quốc tế dự báo. Giá cả xăng tăng tạm thời có tác động bất lợi đến hiệu quả thị trường của các lĩnh vực phi năng lượng, trong đó xăng là một thành phần quan trọng trong chi phí sản xuất (ví dụ như lĩnh vực vận tải). Theo nghiên cứu của Blazquez, Hunt và Manzano, chính sách thiên về RE sẽ khiến nền kinh tế Ả rập Xê-út dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc về giá dầu vì nó sẽ càng làm gia tăng sự phụ thuộc của nước này vào xuất khẩu dầu khi mà xuất khẩu dầu tăng có thể làm giảm giá cả dầu toàn cầu, bù đắp lợi ích của các chính sách thúc đẩy năng lượng tái tạo.

Phát triển năng lượng gió và quang điện tích hợp tòa nhà (Building Integrated Photovoltaics-BIPV) cũng được coi là có tầm quan trọng đối với lĩnh vực tái tạo, tuy nhiên cần có sự cân bằng giữa chi phí, hiệu quả cũng như các yếu tố xã hội và môi trường của Ả rập Xê-út. Điều này đặc biệt đúng đối với những biến động về giá điện ảnh hưởng đáng kể đến chi phí vòng đời của hệ thống (life cycle cost-LCC) và lượng khí thải CO₂. Mối quan hệ hợp tác giữa CHLB Đức và Ả rập Xê-út để sản xuất và xuất khẩu hydrogen là một minh chứng cụ thể về việc triển khai các mục tiêu năng lượng tái tạo (renewable energy targets-RET) tập trung.

Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and communications technology -ICT) cũng là một lĩnh vực quan trọng của Chính phủ Ả rập Xê-út nhằm thúc đẩy tất cả 17 Mục tiêu phát triển bền vững SDGs, bao gồm hiệu quả năng lượng, sức khỏe y tế và giáo dục. Việc thành lập các trung tâm dữ liệu, nơi tiêu thụ năng lượng đáng kể, là cần thiết để tích hợp ICT giữa các lĩnh vực và cơ quan chính phủ trung ương. Hiện các công cụ chiến lược cụ thể cũng được một số nhà nghiên cứu đề xuất, ví dụ như theo nghiên cứu của Alshuwaikhat, Adenle và Alotaishan đã phát triển chỉ số tổng hợp thành phố xanh lai (hybrid green city index -GCI) và chỉ số tổng hợp phân tích quan hệ xám (grey relational analysis-GRA) để có thể theo dõi lượng khí thải carbon net-zero tại các thành phố của KSA. Theo nghiên cứu của Ali, Alsulaiman đã xác định Tiêu chuẩn danh mục đầu tư tái tạo (Renewable Portfolio Standard-RPS) là một công cụ hữu ích tiềm năng để thúc đẩy việc tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo, tiêu thụ quy mô lớn và hiểu rõ các mục tiêu của Tầm nhìn 2030.

Tại cấp độ doanh nghiệp, hiện cũng có nhiều chiến lược đa dạng đang được xem xét cho quá trình chuyển đổi năng lượng. Ví dụ như với các chương trình như Green Riyadh và cam kết của ACWA Power và hãng dầu khí quốc gia Saudi Aramco (Aramco) sẽ đạt được mức phát thải net-zero (2050). Hơn thế nữa, hãng dầu khí quốc gia Aramco còn vận hành hệ thống bãi đậu xe sử dụng quang điện mặt trời PV đạt 10,5 MW công suất, bao phủ một diện tích rộng 198.350 m2 và sử dụng hơn 126.000 tấm pin mặt trời để tạo ra bóng râm cho bãi đậu xe lớn nhất thế giới. Hãng Aramco cũng còn đang đầu tư 5% cổ phần của mình vào các dự án năng lượng mặt trời quy mô lớn. Theo ACWA Power, một công ty sản xuất điện lớn và quan trọng của Ả rập Xê-út, kể từ năm 2009, việc sử dụng khử muối bằng năng lượng mặt trời là một kỹ thuật khai thác năng lượng mặt trời để chuyển đổi nước mặn thành nước ngọt, làm cho nó phù hợp để con người sử dụng và tưới tiêu, thì đã giảm tới 87%. Almarai, một nhà sản xuất bánh mì, gia cầm và sản phẩm sữa tươi nổi tiếng của Ả rập Xê-út cũng đã tập trung vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong thiết kế và tìm nguồn cung ứng sản phẩm. Tập đoàn công nghiệp cơ bản Saudi (Saudi Basic Industries Corporation-SABIC) kỳ vọng sẽ cắt giảm 25% cường độ năng lượng, nước và khí nhà kính GHG và cường độ thất thoát vật chất xuống 50% (2025).

Theo Invest Saudi và nghiên cứu của Marwan Elaraby, Sultan Almasoud đều đã đề cập việc Ả rập Xê-út đặc biệt đang sử dụng Quỹ đầu tư công (Public Investment Fund-PIF) để đầu tư đáng kể vào lĩnh vực công nghiệp, điều này cho thấy sự thay đổi chiến lược trong phân bổ nguồn lực theo hướng hỗ trợ nền kinh tế xanh. Theo nghiên cứu của Alhakimi và Sharaf-Addin cũng đã nhận thấy trong ngắn hạn, chỉ có lạm phát và lợi tức đầu tư mới có tác động nhân quả đến hiệu quả thị trường tài chính, trong khi tỷ giá hối đoái và giá cả dầu thô không có ảnh hưởng đến hiệu quả. Bên cạnh các mục tiêu và chiến lược, còn có một số mối quan ngại lớn xung quanh khuôn khổ chính sách năng lượng của Ả rập Xê-út.

Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Ả rập Xê-út đã tuyên bố ý định đầu tư 270 tỷ USD vào các dự án năng lượng carbon thấp (2030). Theo Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc, kế hoạch thúc đẩy năng lượng tái tạo tương ứng với việc tăng nguồn cung năng lượng chính từ mức 6% lên mức 12%, chủ yếu tập trung vào các nguồn năng lượng như sinh khối, gió, năng lượng mặt trời, hydrogen, năng lượng mặt trời và chất thải rắn đô thị.

Năng lượng mặt trời: Ả rập Xê-út hiện có mức độ bức xạ mặt trời lớn nhất thế giới, điều này khiến cho quốc gia này trở thành một trong những quốc gia phù hợp nhất để sử dụng năng lượng mặt trời. Hiện các khu vực phía đông của đất nước và đặc biệt là khu vực đông bắc (ví dụ như Tabuk) và các thành phố ven biển trung-đông như Jeddah, Mecca và các thành phố phía đông-nam như Khamis Mushayt và Najran thì đều cho thấy tiềm năng to lớn để triển khai hệ thống quang điện mặt trời PV. Theo nghiên cứu của Imam, Oladigbolu đều dự báo chi phí năng lượng được sản xuất bằng công nghệ quang điện mặt trời PV ​​sẽ giảm 59% (2025), so với mức năm 2015 ở Ả rập Xê-út.

Tuy nhiên, khi xét đến tổng lượng bức xạ toàn cầu hằng tháng chiếu vào một bề mặt nằm ngang (global horizontal irradiance-GHI), thì khu vực miền Trung Ả rập Xê-út tiếp nhận được trung bình hàng năm 2200 kWh/m2 GHI do độ ẩm và thời tiết khô hạn. Mặc dù có nguồn năng lượng mặt trời tuyệt vời như vậy song chưa đến 3% số hộ gia đình sử dụng năng lượng mặt trời ở Hail, đây là tỷ lệ sử dụng năng lượng mặt trời ở cấp hộ gia đình cao nhất cả nước. Mặc dù tỷ lệ thâm nhập nguồn năng lượng mặt trời còn thấp song đến năm 2023, theo ước tính đã có 55,8% sản lượng điện tái tạo được sản xuất tại Nhà máy ISCC Waad Al Shamal với công suất 50 MW. Hiện có 4 nhà máy điện mặt trời PV là Nhà máy năng lượng mặt trời Sakaka (300 MW), Dhahran (10,5 MW), KAPSARC (3,5 MW) và Công viên năng lượng mặt trời KAUST (2,0 MW).

Năng lượng gió: Có thể sản xuất hơn 200 GW năng lượng gió trên bờ tại một số địa điểm được chọn (ví dụ như Aqaba, Yanbu, Al Madinah, Taif, Jahid, Juaymah và Yadamah) ở Ả rập Xê-út, với hệ số công suất trung bình là 35,2% là mức cao hơn ở phần lớn các quốc gia sản xuất gió như Hoa Kỳ (33,9%), Vương quốc Anh (27,8%), Vương quốc Đan Mạch (28,4%), CHLB Đức (19%) hoặc Canada (31%). Ở Ả rập Xê-út, tốc độ gió trên bờ trung bình hàng năm là khoảng 6,0 m/s và 8,0 m/s. Theo nghiên cứu của Giani, Tagle, năng lượng gió có thể cung cấp 26% nhu cầu điện của Ả rập Xê-út và chi phí năng lượng quy dẫn trung bình (LCOE) cho công trình xây dựng dự kiến ​​là 39 USD MW/h mang tính rất cạnh tranh. Địa điểm kinh tế nhất để thu năng lượng gió là vùng Vịnh Aqaba, nơi các turbine gió có công suất riêng vừa phải (350 W/m2) ở độ cao trục tháp tương đối thấp (75 m) là thích hợp nhất.

Sản xuất hydrogen: Theo kịch bản bền vững môi trường của IEA, mức tiêu thụ hydrogen toàn cầu được dự đoán sẽ đạt 35 exajoule (EJ) (2050) song nhu cầu có thể cao hơn đáng kể trong các kịch bản không có điện lưới. Phát triển thành quốc gia dẫn đầu về sản xuất hydrogen là một khía cạnh khác trong kế hoạch của Ả rập Xê-út bởi do chi phí thấp và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú sẽ giúp quốc gia này có vị thế tốt trên thị trường quốc tế. Đến năm 2020, các doanh nghiệp và Chính phủ Ả rập Xê-út sẽ đầu tư hơn 900 triệu USD vào các dự án hydrogen. Với sự trợ giúp của các sáng kiến ​​như NEOM và đầu tư đáng kể vào các nguồn năng lượng tái tạo, KSA hy vọng sẽ trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về hydrogen. Một trong những công việc thiết yếu để sản xuất hydrogen là xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho sản xuất hydrogen xanh green, bao gồm các cơ sở năng lượng tái tạo, mạng lưới giao thông và khả năng lưu trữ.

Năng lượng hạt nhân: Đến năm 2030, KSA mong muốn sử dụng 50% năng lượng sạch, trong đó có năng lượng hạt nhân. Tháng 1/2019, Chính phủ Ả rập Xê-út đã công bố kế hoạch xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân, mỗi lò có công suất từ 3GW đến 4 GW theo chương trình năng lượng hạt nhân với kế hoạch xây dựng tổng cộng 12 lò phản ứng hạt nhân trong những năm tới đây. Hơn thế nữa, nhu cầu năng lượng của đất nước có thể được đáp ứng trong khi vẫn duy trì các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn và không phổ biến vũ khí hạt nhân bằng cách phát triển năng lượng hạt nhân thông qua các chương trình như Dự án năng lượng nguyên tử quốc gia Ả rập Xê-út (Saudi National Atomic Energy Project-SNAEP). Lò phản ứng modules nhỏ (Small Modular Reactors-SMRs) đang được các nhà đầu tư trên toàn thế giới chú ý quan tâm. Tuy nhiên, sự đồng thuận của công chúng và các bên liên quan đặc biệt cần thiết trong khía cạnh hạt nhân này.

Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng: Để cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, Chính phủ KSA đã nhắm đến một số lĩnh vực như phát triển lĩnh vực điện dựa trên thị trường, sửa đổi các quy tắc xây dựng, tuân thủ và thúc đẩy các thiết bị tiết kiệm năng lượng và các hoạt động liên quan đến lưu trữ và sản xuất năng lượng, chiến lược quản lý phía cầu và cải cách giá cả, cải cách trợ cấp năng lượng thông qua cải thiện khuôn khổ pháp lý. Tuy nhiên, hiện vẫn còn chỗ để cải thiện hiểu quả năng lượng EE thông qua việc nâng cấp các cấu trúc hiện có. Bằng cách đưa ra ví dụ về máy điều hòa không khí tiết kiệm năng lượng, tho nghiên cứu của Al-Ajlan, AlIbrahim đã nhận thấy từ việc sử dụng các thiết bị này thì có thể tiết kiệm được từ 400 MW đến 500 MW công suất phát điện hàng năm của quốc gia.

Ở một mức độ nào đó, những nỗ lực này đang có tác động đến mức tăng hiệu quả năng lượng EE lớn hơn, điều này gần đây đã được phản ánh trong Chỉ số quy định về năng lượng bền vững (Regulatory Indicators for Sustainable Energy-RISE), ví dụ như điểm tăng từ 18 (2010) và lên mức 59 (2017). Thành tích như vậy đã được ghi nhận trên phạm vi quốc tế, chẳng hạn, theo nghiên cứu của Iqbal, Altalbe, Ả rập Xê-út, Australia, Trung Quốc, Nhật Bản và CH Ba Lan là những quốc gia có thành tích tốt nhất về EE. Tuy vậy, theo nghiên cứu của Alshehri, Hussain và Mobarak thì lại nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, các quy định hiện hành về sử dụng năng lượng hiệu quả của nhà máy cần phải được thực hiện đầy đủ. Với sự giúp đỡ của các tổ chức như TARSHID, Công ty dịch vụ năng lượng quốc gia (NESCO) và SEEC, Chính phủ KSA đang nỗ lực thúc đẩy lĩnh vực tiết kiệm năng lượng. Nhằm tiết kiệm và sủ dụng hiệu quả năng lượng, các thỏa thuận tài chính về trao đổi năng lượng giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ cũng là điều rất cần thiết]. Với trọng tâm là các lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải và xây dựng, Trung tâm hiệu quả năng lượng Ả-rập Xê-út đã xây dựng Kế hoạch hành động hiệu quả năng lượng nhằm cắt giảm cường độ sử dụng năng lượng xuống chỉ còn 30% (2030).

Một số nhà nghiên cứu đã đề xuất các công cụ và kỹ thuật để cải thiện hiệu quả năng lượng EE. Ví dụ như theo nghiên cứu của Dincer, Hussain và Al-Zaharnah đã nêu đề xuất thực hiện phân tích năng lượng nhằm trợ giúp sự hiểu biết được hiệu quả thực sự và việc sử dụng năng lượng của các lĩnh vực công nghiệp. Đề xuất tương tự cũng được đưa ra bởi các nghiên cứu của Alyousef và Varnham, trong nghiên cứu của Bayoumi lại đề xuất tích hợp các phương pháp làm mát với sản xuất điện RE. Ngoài ra, nghiên cứu của AlAjlan, Al-Ibrahim thì lại đặc biệt nhấn mạnh vào việc thực thi các tiêu chuẩn đối với các tòa nhà và thiết bị. Về vật liệu, các công nghệ xây dựng tiên tiến như polymer gia cố sợi thủy tinh (glass fiber reinforced polymer-GFRP), bê-tông xanh và sắt thép kết cấu Conxtech để đạt được hiệu quả sử dụng cao hơn trong các dự án. Hiện các nhà máy tiết kiệm năng lượng, hướng dẫn tiêu thụ năng lượng mới và chứng chỉ cường độ năng lượng trong tòa nhà là một số cách để tăng hiệu quả sử dụng năng lượng. Để giải quyết vấn đề tiêu thụ năng lượng trong nước ngày càng tăng, Chính phủ KSA nhận thấy sự cần thiết phải cải cách và đề nghị các doanh nghiệp công nghiệp lớn phải đáp ứng các mục tiêu bắt buộc về hiệu quả năng lượng. Những điều này có thể đạt được bằng cách cấp chấp thuận và giấy phép hoạt động sau khi các lĩnh vực phụ đặt ra mục tiêu thực tế.

Cam kết giảm lượng carbon: Ả rập Xê-út là quốc gia phát thải CO₂ lớn thứ bảy trên toàn cầu do đốt nhiên liệu, có mức tăng phát thải trung bình hàng năm kể từ năm 2000 là 6%. Bất chấp sự phụ thuộc kinh tế vào nhiên liệu hóa thạch, Ả rập Xê-út rất dễ bị ảnh hưởng bởi những hậu quả tiêu cực của sự nóng lên toàn cầu. Hiện các vấn đề do tâc động của biến đổi khí hậu gây ra ảnh hưởng đến cả hai lĩnh vực kinh tế dầu mỏ và phi dầu mỏ, sự gia tăng phát thải này trùng hợp với những tổn thương kinh tế trước những cú sốc về giá dầu. Sự thay đổi thời tiết là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng điện được tạo ra bởi năng lượng tái tạo trong các tòa nhà ở Ả rập Xê-út.

Hàng năm, các hiện tượng thời tiết cực đoan gây thiệt hại trung bình khoảng 229 triệu USD và trung bình 28 người tử vong tại Ả rập Xê-út. Hiện lượng phát thải CO₂ theo lĩnh vực cụ thể giai đoạn 1990–2021cho thấy lĩnh vực sản xuất điện và nhiệt, tiếp theo là lĩnh vực vận tải và công nghiệp là những lĩnh vực chịu trách nhiệm nghiêm trọng về phát thải CO₂. Trong nghiên cứu của nhiều tác giả thì cũng nhận thấy rõ lĩnh vực năng lượng và nước, lĩnh vực công nghiệp sẽ cắt giảm đáng kể lượng phát thải. Quá trình loại bỏ carbon trong công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực hóa dầu, vẫn là một thách thức. Để kích hoạt các quy trình công nghiệp xanh hơn, các kế hoạch đã được đưa ra để phát triển các công nghệ hydrogen và CCS.

Ngoài việc sử dụng năng lượng sinh hoạt quá mức thì lượng khí thải trực tiếp và gián tiếp từ lĩnh vực xây dựng lần lượt chiếm 0,95% và 16,60% tổng lượng khí thải CO₂ liên quan đến năng lượng tại Ả rập Xê-út. Những con số này rất đáng chú ý vì lượng phát thải bình quân đầu người của lĩnh vực xây dựng cao gần gấp đôi mức trung bình của nhóm G20. Ngoài ra, còn có nhu cầu thực sự về việc triển khai công nghệ trong khi đưa ra các biện pháp giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Việc tính đến mọi biến đổi của thời tiết, đặc biệt là các hiện tượng thời tiết cực đoan, thì đòi hỏi dung lượng lưu trữ pin lớn hơn (tăng tới 288%), điều này làm tăng chi phí đầu tư ban đầu.

Link nguồn:

Tuấn Hùng

ScienceDirect