Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Hướng tới Đại hội XIII: Lãnh đạo và câu chuyện kê khai tài sản

08:51 | 02/11/2020

258 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Làm sao để xác định một cán bộ kê khai tài sản trung thực hay không, đây là điều không dễ dàng.

Tiến tới Đại hội XIII, để bầu ra những cơ quan, những vị trí lãnh đạo cao nhất của đất nước, đòi hỏi những người vừa có tâm, vừa có tầm; vừa có trí tuệ, vừa có đạo đức, đủ uy tín để lãnh đạo đất nước. Trong số đó, vấn đề về tài sản cũng có ảnh hưởng rất lớn để có thể xác định đạo đức, phẩm chất của một người lãnh đạo.

Thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện quyết liệt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, đã đem lại kết quả to lớn, củng cố được niềm tin trong nhân dân. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều cử tri cả nước, hiện nay việc kê khai tài sản và thu hồi tài sản tham nhũng vẫn là khâu yếu, còn hình thức và chiếu lệ.

Hướng tới Đại hội XIII: Lãnh đạo và câu chuyện kê khai tài sản

Thực tế cho thấy, từ nhiều đại án tham nhũng thời gian qua, khi một ai đó tham nhũng thì họ đã tẩu tán tài sản như chuyển cho người này người nọ trong gia đình… Còn tài sản của người tham nhũng thì rất ít. Việc này không phải là tình trạng mới có mà diễn ra từ lâu. Đây là hành vi tẩu tán tài sản lấy tiền nhà nước, rất nguy hiểm.

Nếu như ở một số nước, tài sản không giải trình được nguồn gốc bị coi là bất hợp pháp và bị tịch thu. Còn ở Việt Nam, hiện việc thu hồi những tài sản loại này đang còn gặp nhiều khó khăn. Một số trường hợp kê khai tài sản không đúng, mà chỉ có thể áp kỷ luật đối với người kê khai, không thể đụng được vào khối tài sản không rõ nguồn gốc.

Vì thế, để đảm bảo việc kê khai tài sản, thu nhập được chính xác và xử lý nghiêm các trường hợp kê khai không trung thực, luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã quy định cụ thể 4 phương thức kê khai tài sản, thu nhập (kê khai lần đầu, kê khai bổ sung, kê khai hàng năm, và kê khai phục vụ công tác cán bộ); bổ sung một số căn cứ xác minh như khi có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực; xác minh theo kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập được lựa chọn ngẫu nhiên.

Vấn đề đặt ra ở chỗ, làm sao để xác định một cán bộ kê khai tài sản trung thực hay không, đây là điều không dễ dàng. Bởi, vấn đề tài sản gắn với cá nhân nên nó cũng có tính bảo mật và chúng ta phải tôn trọng quyền của cá nhân.

Vấn đề càng trở nên quan trọng và cấp bách hơn khi sở hữu tài sản là đích đến của tham nhũng mà xử lý tài sản không được thì cuộc chiến chống tham nhũng trở nên vô ích. Mặt khác, hệ lụy của nó gây ra với xã hội là rất lớn, cả về vật chất và tinh thần, bất công và sự phản kháng khi khoảng cách giàu – nghèo bị nới rộng, sự phân hóa các tầng lớp xã hội bắt đầu.

Đây cũng là một điều mà người đứng đầu Đảng, Nhà nước trăn trở trong quá trình chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng lần thứ XIII. Phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII những người kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc, bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính …”.

Tổng Bí thư dùng khái niệm “giàu nhanh” tức là khi anh giữ vị trí lãnh đạo, tài sản của anh tăng rất nhanh, nhà đất rất nhiều, thực chất cụm từ đó đã nói lên câu chuyện không bình thường, đó cũng là căn cứ để các cơ quan Nhà nước tiến hành kiểm tra, xác minh.

Và với cán bộ công chức có những biểu hiện không bình thường, không phải chúng ta không làm được, bởi Nhà nước có quyền quản lý đối với toàn xã hội, với bất cứ công dân nào trên cơ sở tôn trọng quyền tự do của họ. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ công chức, đặc biệt đội ngũ cán bộ đảng viên, còn có những quy định nghiêm để đảm bảo việc thực hiện kê khai trung thực.

Còn về mặt đạo đức, để làm trong sạch công tác cán bộ, cần nhất vẫn là chữ “Tâm” trong mỗi con người, mỗi đảng viên, để nhìn về chặng đường lâu dài trong sự phát triển của đất nước chúng ta, nhất là trong quá trình đổi mới và hội nhập sâu rộng hiện nay.

Nên, song song với việc kêu gọi lòng tự trọng, sự liêm khiết và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, thì việc cần làm ngay phải là “trám” lỗ hổng ở những quy định, quy trình, tăng sức mạnh của pháp luật trong đời sống, ý thức tuân thủ pháp luật trong cán bộ, đảng viên dù là ở cấp bậc nào. Đừng để tái diễn “luật cho dân, lệ cho quan”.

Và chúng ta đừng quên một điều, cán bộ thế nào cứ hỏi người dân là biết hết. Cũng như phải kiên quyết một việc là nếu kê khai không trung thực thì sẽ đưa ra khỏi danh sách quy hoạch lãnh đạo. Như vậy chắc chắn sẽ thúc đẩy sự trong sạch, trung thực trong kê khai tài sản của cán bộ.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp