Hoại tử xương vì đắp lá khi bị gẫy tay
Theo BSCH II Lê Tuấn Anh, Phó trưởng khoa chỉnh hình nhi, người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhi, khi được đưa đến bệnh viện, cẳng tay bệnh nhi có rò mủ, toàn bộ vùng cẳng tay trái sưng nề. chụp X-quang đoạn cẳng tay tổn thương cho thấy xương trụ viêm, có 1 đoạn xương ở vị trí 1/3 giữa trên đã hoại tử, vùng khuỷu tay hạn chế gấp duỗi, các ngón tay co gấp, không duỗi được.
Theo lời kể của gia đình, khoảng 1 tháng trước khi nhập viện, bệnh nhi có chơi đùa với bạn và bị gẫy tay. Đáng lẽ trường hợp như vậy người nhà phải đưa con đi bệnh viện thì nghe theo lời mách của hàng xóm, lại mang đến nhà ông Lang trong vùng để đắp thuốc lá. Sau khi đắp một tháng, vùng cẳng tay cháu M xuất hiện sưng nề, căng bóng, tấy đỏ, rò dịch. Thấy vậy nên gia đình phải đưa cháu đi Bệnh viện Nhi. Tại đây, sau khi thăm khám, bệnh nhi được chuyển lên ngay khoa Chỉnh hình nhi vì tổn thương quá nặng và phải phẫu thuật ngay trong đêm.
Đoạn cẳng tay bị hoại tử của bệnh nhi |
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã tiến hành lấy bỏ ổ mủ, lấy bỏ đoạn xương trụ hoại tử dài 6cm ở 1/3 giữa trên cẳng tay, bơm rửa ổ viêm xương đồng thời đặt dẫn lưu và bất động cẳng tay bằng nẹp bột. Sau phẫu thuật, bệnh nhi được chỉ định dùng kháng sinh liều cao theo kháng sinh đồ. Hiện tại chsu vẫn đang được điều trị tại khoa Chỉnh hình nhi.
BS.Tuấn Anh cảnh báo, mặc dù đã có nhiều cảnh báo về các biến chứng nặng nề bệnh nhi có thể gặp phải khi đắp các loại lá cây để xử lý vết thương. Tuy nhiên, tại khoa Chỉnh hình nhi, Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi năm, vẫn tiếp nhận các trường hợp bệnh nhi đến nhập viện đã biến chứng nặng do gia đình chữa bệnh bằng cách đắp lá thuốc vào vết thương theo hướng dẫn của một số thầy lang.
Đây là việc làm khá nguy hiểm, có thể khiến vết thương viêm nhiễm lan rộng hơn hoặc từ không viêm nhiễm trở nên viêm nhiễm, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, gây ra viêm mủ màng tim, áp-xe phổi, viêm mủ màng phổi, viêm xương tủy xương, thậm chí… tử vong.
“Các vết thương thường sưng và nóng, gây cảm giác khó chịu. Việc đắp lá cây, cao dán… lên vùng bị thương có thể khiến bệnh nhân tạm thời dịu cơn đau nhưng thực chất các tác nhân này đều có tính nóng, khi đắp lên vết thương sẽ gây xơ hóa tổ chức sâu bên trong, một thời gian sẽ dẫn tới hoại tử gân, cơ, nặng hơn là hoại tử xương. Đây là điều rất nguy hiểm mà không phải gia đình nào cũng ý thức được”, bác sĩ Tuấn Anh giải thích.
Để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên tự ý bó vết thương bằng thuốc lá, bằng các loại cây cho trẻ dễ dẫn đến “tiền mất tật mang”.
PV
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Long Châu nỗ lực từng ngày để hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tử vi ngày 23/10/2024: Tuổi Dần phát huy tiềm năng, tuổi Dậu cơ hội phát triển
- Tử vi ngày 22/10/2024: Tuổi Tỵ cải thiện thu nhập, tuổi Tuất phát huy điểm mạnh
- Tử vi ngày 21/10/2024: Tuổi Sửu trải nghiệm mới mẻ, tuổi Hợi tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 20/10/2024: Tuổi Dần tính toán tài tình, tuổi Thân thận trọng lời nói
- Tử vi ngày 18/10/2024: Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Ngọ nắm bắt cơ hội
- Tử vi ngày 17/10/2024: Tuổi Tý công danh thăng tiến, tuổi Thìn rắc rối bất ngờ
- Tử vi ngày 16/10/2024: Tuổi Tỵ may mắn bất ngờ, tuổi Mùi cơ hội đầu tư
- Tử vi ngày 15/10/2024: Tuổi Dậu vận may tài chính, tuổi Dần ý tưởng thú vị