Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Hai trẻ tử vong do ngạt nước và hóc thạch rau câu

15:59 | 06/03/2017

449 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 vừa ghi nhận 2 trường hợp trẻ tử vong do bị hóc thạch rau câu và ngạt nước do không được cấp cứu kịp thời.

Trường hợp thứ nhất là bé 17 tháng tuổi, bị ngã chúi đầu vào xô nước. Trường hợp thứ 2 là bé trai 5 tuổi, bị ngạt do hóc thạch rau câu. Cả hai đều được đưa đến bệnh viện trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở, tím tái, đồng tử giãn, trụy mạch, hôn mê sâu, quá muộn không thể cứu được.

hai tre tu vong do ngat nuoc va hoc thach rau cau
Bác sĩ hướng dẫn cách cấp cứu khi trẻ ngưng tim ngưng thở

BS. Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, trong những trường hợp như trên thì người cứu trẻ không phải là bác sĩ mà chính là người nhà. Bởi khi trẻ ngưng tim, ngưng thở, thời gian vàng để cấp cứu chỉ trong vòng 4 phút, còn nếu để quá 10 phút thì “vô phương cứu chữa” hoặc cứu được cũng để lại di chứng não rất nặng nề. Do đó, khi trẻ bị hóc dị vật gây bít đường thở, hoặc ngạt nước dẫn đến ngưng tim, ngưng thở thì phải hồi sức tim phổi ngay để nhanh chóng cung cấp oxy và máu cho não.

“Nếu trẻ bị ngạt nhưng người nhà không cấp cứu gì hết mà đưa vào bệnh viện thì sẽ không kịp vì chỉ 5 phút là không cứu được”, BS. Phương nhấn mạnh.

hai tre tu vong do ngat nuoc va hoc thach rau cau
Hướng dẫn xử lý khi trẻ hóc dị vật

Các bác sĩ khuyến cáo, đối với trường hợp bệnh nhân bị hóc dị vật hoặc tai nạn dẫn đến ngưng tim, ngưng thở cần phải được cấp cứu bằng cách hồi sức liên tục để không làm gián đoạn cung cấp máu và oxy lên não, gọi cấp cứu 115 để được hỗ trợ. Cụ thể, khi trẻ bị dị vật mắc ở đường thở, cần vỗ lưng, ấn ngực nhằm làm tăng áp lực lồng ngực một cách đột ngột để tống dị vật ra. Nếu không tống được dị vật ra, phải hồi sức tim phổi ngay bằng cách hà hơi, thổi ngạt, ép tim liên tục và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Những trường hợp hóc dị vật, ngạt nước rất thường gặp. Trẻ thường được đưa đến bệnh viện khi đã quá muộn, bởi người nhà không biết cách cấp cứu ngưng tim, ngưng thở. Do đó, các bác sĩ mong muốn những kỹ thuật cơ bản như: xử lý hóc dị vật, sặc sữa, ngạt nước… sẽ được đưa vào giáo dục phổ thông ở nhà trường để mọi người đều biết. Như vậy, sẽ cứu được thêm nhiều sinh mạng.

Mai Phương