Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chỉ đứng thứ 9 và 14 trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

20:21 | 05/05/2020

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Mặc dù là hai thành phố lớn, nhưng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chỉ xếp thứ 9 và và 14 trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Quảng Ninh lần thứ ba liên tiếp dẫn đầu bảng xếp hạng.
ha noi va tp ho chi minh chi dung thu 9 va 14 trong bang xep hang nang luc canh tranh cap tinhHậu quả nền hành chính xin-cho: Doanh nghiệp Việt vừa không muốn lớn vừa sợ lớn
ha noi va tp ho chi minh chi dung thu 9 va 14 trong bang xep hang nang luc canh tranh cap tinhChủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: "Doanh nghiệp sốt ruột cải cách, nhưng thể chế lại đủng đỉnh"
ha noi va tp ho chi minh chi dung thu 9 va 14 trong bang xep hang nang luc canh tranh cap tinhSự chủ động đưa Việt Nam tăng 17 bậc về Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật trên toàn cầu

Với chủ đề “Cùng lan tỏa những thông điệp cải cách môi trường kinh doanh”, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam vừa công bố trực tuyến chỉ số PCI năm 2019 tại Hà Nội.

Đây là lần đầu tiên báo cáo PCI phân tích về xu hướng tự động hóa và số hóa trong sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam, dự báo các tác động của xu hướng này đối với lao động và việc làm.

Trình bày báo cáo PCI 2019, Trưởng ban Pháp chế VCCI Đậu Tuấn Anh cho biết, tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng PCI năm thứ ba liên tiếp là Quảng Ninh (73,40 điểm). Đồng Tháp (72,10 điểm), Vĩnh Long (71,30 điểm) và Bắc Ninh (70,79 điểm) đã có sự tiến bộ vượt bậc.

Hà Nội chỉ xếp thứ 9 trong bảng xếp hạng này với 68,80 điểm và TP Hồ Chí Minh với 67,16 điểm, xếp thứ 14.

ha noi va tp ho chi minh chi dung thu 9 va 14 trong bang xep hang nang luc canh tranh cap tinh
Lần thứ ba liên tiếp, Quảng Ninh dẫn đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Năm 2019, tỉnh thấp nhất trong PCI có điểm số 60/100, điều này cho thấy, các địa phương đã thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính. Điểm bình quân PCI 2019 tăng cao nhất trong các năm, với mức điểm hơn 65 điểm thể hiện mức độ năng động sáng tạo của các tỉnh gia tăng mạnh mẽ.

Điểm sáng trong báo cáo PCI 2019 là các doanh nghiệp FDI tiếp tục đánh giá tích cực về môi trường kinh doanh Việt Nam. Các doanh nghiệp FDI cũng cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan tới giai đoạn hoạt động sau đăng ký, thủ tục xuất nhập khẩu, bảo hiểm xã hội, thuế...

Cũng theo báo cáo của PCI 2019, mức độ tự động hóa hiện tại và dự kiến tại Việt Nam cao hơn dự đoán của nhóm tác giả. 67% doanh nghiệp cho biết họ đã tự động hóa một phần công việc trong 3 năm qua và có tới 75% doanh nghiệp dự định sẽ tự động hóa các công việc mới trong 3 năm tới. Các doanh nghiệp tư nhân trong nước và các doanh nghiệp FDI dự kiến sẽ tự động hóa từ 1/4 đến 1/3 số công việc do con người đang đảm nhiệm hiện nay.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nói: “Sự mong manh của các chuỗi cung ứng trước các cuộc chiến tranh thương mại, trước dịch bệnh như Covid-19 hay những diễn biến khó lường của biến đổi khí hậu… đang thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng tự động hóa và số hóa. Đây là niềm vui khi doanh nghiệp Việt đã chủ động tiếp cận nhanh với trào lưu công nghệ mới. Nhưng cũng là nỗi lo cho bài toán việc làm, khi phần lớn người lao động ở nước ta kỹ năng còn thấp”.

Với kết quả khảo sát, PCI 2019 phản ánh cục diện cải cách và môi trường kinh doanh ở cấp địa phương ở Việt Nam trước đại dịch Covid-19 bùng nổ. Vì vậy, tình hình hiện đã khác, nỗi lo suy thóai đang là xu hướng chủ đạo đối với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ông Lộc cho rằng, Việt Nam hiện đang trở thành một trong số các quốc gia hiếm hoi đã sớm kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh để có thể tiên phong mở cửa thị trường, tái khởi động, phục hồi nền kinh tế... Đó là cơ hội vàng của người đi trước. Nhưng cũng hiểu rất rõ rằng, tái khởi động không phải là vẫn làm theo cách cũ.

Từ kết quả khảo sát PCI 2019 cùng bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến khó lường, cộng đồng doanh nghiệp cho rằng, các chủ trương chính sách đang đi đúng hướng, nhưng cải cách giáo dục phải được gia tốc mạnh mẽ hơn, cần tăng cường tiếng nói và sự chung tay của giới doanh nghiệp trong việc đầu tư và định hướng các chương trình đào tạo.

Năm 2020, cùng với việc nâng cao kỹ năng của người lao động, cần có một chương trình quốc gia về đào tạo doanh nhân để nâng cấp, chuẩn hóa, quốc tế hóa doanh nghiệp đặc biệt là với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Định hướng phát triển có trách nhiệm và bền vững phải là một yếu tố cấu thành quan trọng bậc nhất của chương trình quốc gia tái khởi động, phục hồi nền kinh tế.

Báo cáo PCI 2019 là ấn phẩm thường niên năm thứ 15 liên tiếp do VCCI và USAID hợp tác xây dựng và công bố nhằm đánh giá và xếp hạng môi trường kinh doanh cũng như chất lượng điều hành kinh tế của các địa phương trên cả nước, với sự tham gia của gần 12.500 doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tú Anh