Gọi điện thoại lừa đảo: Vẫn có người cả tin
Lại xuất hiện "chiêu" lừa đảo mới |
Lật tẩy vụ lừa đảo theo chiêu mới |
Đầu tháng 6, bà M. (57 tuổi, quận Long Biên, Hà Nội) trình báo, bà đang ở nhà một mình thì nhận được cuộc điện thoại gọi đến số máy cố định, đầu máy bên kia giới thiệu là cán bộ Công an tỉnh Quảng Ninh đang điều tra việc gia đình bà M. nợ cước viễn thông.
Người này yêu cầu bà M. phải chuyển 690 triệu đồng để phục vụ công tác điều tra. Lo sợ, bà M. đã chuyển số tiền bên kia yêu cầu. Sau khi trấn tĩnh tinh thần, bà M. kiểm tra lại mới biết bị lừa nên trình báo công an.
Đối tượng xấu giả danh công an để lừa đảo - ảnh minh họa. |
Vào cuộc điều tra, cảnh sát xác định chủ số tài khoản nhận tiền là Dương Văn Tuyền (24 tuổi, ở huyện Phục Hòa, Cao Bằng). Từ lời khai của Tuyền, cơ quan điều tra làm rõ nhóm đối tượng liên quan là Hoàng Văn Duy (24 tuổi), Lăng Văn Nhót (26 tuổi), Lâm Văn Nhu (21 tuổi), Vũ Tiến Cường (22 tuổi), Lăng Văn Thắng (25 tuổi), Đinh Văn Phong (31 tuổi) và Dương Đức Thuận (27 tuổi, đều ở huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng).
Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận, cuối tháng 5/2016, Tuyền nhận được điện thoại của Duy, rủ xuống Hà Nội rút tiền cho người Trung Quốc sẽ được hưởng hoa hồng. Thấy vậy, Tuyền rủ thêm Nhót, Nhu, Cường đi xe khách cùng Duy về Hà Nội.
Tại Hà Nội, nhóm thanh niên này thuê nhà nghỉ ở khu vực phường Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm), rồi thông qua sự hướng dẫn của Duy và đối tượng người Trung Quốc, chúng chia nhau đến các ngân hàng để làm thẻ ATM.
Ngày 2/6, nhận được thông báo từ ngân hàng có người chuyển số tiền gần 700 triệu đồng vào tài khoản, Tuyền cùng Nhót lập tức đi rút mang về nhà nghỉ đưa cho Duy. Giữ lại 10 triệu đồng, Duy đưa cho Nhu và Nhót mang 680 triệu đồng gửi vào một tài khoản ngân hàng khác do đối tượng người Trung Quốc hướng dẫn.
Hai ngày sau, lại có người chuyển vào tài khoản của Tuyền 689 triệu đồng. Tuyển đi rút rồi đưa cho Duy. Duy đưa cho Cường cùng hướng dẫn chuyển vào tài khoản của người Trung Quốc số tiền 660 triệu đồng.
Sau 2 phi vụ này, nhóm thanh niên quê ở Cao Bằng được hưởng 39 triệu đồng. Một phần tiền chúng thanh toán tiền nhà nghỉ và ăn uống, số còn lại chia nhau mỗi người được khoảng 4 triệu đồng rồi đi xe khách về quê.
Khoảng 3 tuần sau, đối tượng người Trung Quốc liên lạc với Tuyền, bảo tiếp tục rủ người về Hà Nội làm thẻ ATM để được nhận hoa hồng. Lần này, Tuyền rủ Thắng, Nhu, Phong đi xe khách về Hà Nội. Theo thông tin hướng dẫn từ phía đối tượng người Trung Quốc, Tuyền nhận 155 triệu đồng qua tài khoản, còn Nhu tiếp nhận 80 triệu đồng.
Sau khi rút được tiền, Tuyền và Nhu chủ động giữ lại 15 triệu đồng, gửi số tiền còn lại cho đối tượng người Trung Quốc. Trước khi về Cao Bằng, Tuyền chia cho Nhu, Thắng, Phong mỗi người 1 triệu đồng, giữ lại 4 triệu đồng.
Nhóm thanh niên này khai nhận, quá trình tiếp xúc với đối tượng người Trung Quốc chủ yếu bằng tiếng dân tộc. Khi được rủ về Hà Nội để làm thẻ ATM, nhưng thanh niên này không nhận thức được ý đồ xấu của đối tượng người Trung Quốc.
Một cán bộ Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội khuyến cáo, để phòng ngừa hiệu quả thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại như trên, người dân đề phòng cảnh giác. Người dân cần giữ bí mật thông tin về cá nhân, số điện thoại, không nên đưa thông tin về đời tư cũng như ảnh lên các trang mạng xã hội. Trường hợp có người tự xưng là công an đề nghị cho biết thông tin cá nhân thì phải yêu cầu làm việc trực tiếp. Khi nhận điện thoại với nội dung nặc danh, tống tiền, hăm dọa, mọi người chú ý bình tĩnh để kiểm tra thông tin, đồng thời thông báo ngay với cơ quan công an để có biện pháp xử lý. |
Thiên Minh
-
Ông Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư
-
Quảng Ngãi: Lên phương án ứng cứu tàu chở hàng mắc cạn gần cảng Dung Quất
-
Cần có quy hoạch chung tại thành phố trực thuộc Trung ương
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin
-
[VIDEO] Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo các tập đoàn năng lượng lớn của Nga