Giao tranh quanh khu vực dầu mỏ ở Libya
Cụ thể, LNA đã tấn công các lực lượng đang cố chiếm đánh các kho chứa dầu Ras Lanouf và Al-Sedra trong khu vực Crescent Oil, vốn từng bị hư hại do bạo lực tương tự trong năm 2016 và 2017.
Cho đến nay, LNA tuyên bố rằng cuộc chiến vẫn tiếp diễn xung quanh Ras Lanouf và Al-Sedra.
Nhưng trong đêm 15/6, Chủ tịch Công ty dầu lửa Quốc gia Lybia (NOC), Mustafa Sanallah cho biết trong một video đăng trên mạng xã hội rằng, các nhóm quân sự do Ibrahim Jadhran lãnh đạo đã chiếm giữ cả hai địa điểm trên.
Ông Jadhran là người đứng đầu Cục Bảo vệ các cơ sở dầu mỏ (GIP), trước đây phụ trách an ninh của Crescent Oil, sau đó bị LNA đánh bật ra khỏi Crescent Oil vào tháng 9/2016.
LNA gọi những kẻ tấn công là "khủng bố" và cáo buộc "Lữ đoàn quốc phòng ở Benghazi" (BDB) đứng đằng sau vụ tấn công.
Các nhà phân tích không loại trừ khả năng BDB và GIP liên minh với nhau, cả hai đều là địch thủ của Haftar.
NOC hôm 14/6 tuyên bố ngừng xuất khẩu dầu từ hai trạm Ras Lanuf và Al-Sedra. Thiệt hại ước tính 240.000 thùng/ngày. Ông Sanallah sau đó cho biết sản lượng có thể giảm 400.000 thùng/ngày nếu xuất khẩu tiếp tục ngừng và cảnh báo một "thảm họa quốc gia".
Libya chủ yếu phụ thuộc vào dầu, sản xuất 1,6 triệu thùng/ngày trước khi chế độ Muammar Gaddafi sụp đổ vào năm 2011. Sản xuất dầu thô đã giảm 5 lần sau đó, trước khi vượt quá 1 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2017. Tuy nhiên, sản xuất thường xuyên bị xáo trộn bởi bạo lực.
Nh.Thạch
AFP
-
Đóng điện nhánh rẽ đường dây 220kV đấu nối từ trạm biến áp 500kV Chơn Thành
-
EVNSPC thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa trong công tác an sinh xã hội
-
Trạm biến áp 220kV Kon Tum được nâng công suất lên gấp đôi để đảm bảo điện cho khu vực
-
Nhiều bài học kinh nghiệm quý sau thành công của Dự án đường dây 500kV mạch 3
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng