"Gián điệp" Trung Quốc bị bắt ở Ba Lan là người như thế nào?
Theo báo Le Monde của Pháp, người Trung Quốc bị Ba Lan bắt là Vương Vệ Tinh (Wang Weijing), nguyên là tùy viên tại lãnh sự quán Trung Quốc ở Gdansk, sau đó qua làm việc cho chi nhánh Huawei tại Ba Lan, làm giám đốc giao tế, rồi giám đốc đặc trách khâu bán hàng cho các cơ quan nhà nước.
Phát ngôn viên của bộ trưởng đặc trách các cơ quan đặc biệt - tức là các cơ quan tình báo - của Ba Lan nói rõ là nghi can đã bị bắt vì đã hoạt động “cho tình báo Trung Quốc, gây hại cho Ba Lan”, nhưng cũng nói rõ rằng đó là những hoạt động mang tính chất cá nhân chứ “không liên quan gì đến tập đoàn nơi nghi can làm việc”.
Vương Vệ Tinh |
Sau khi ông Vương Vệ Tinh bị bắt tại Ba Lan vì bị tình nghi làm gián điệp, ngày 12/1, tập đoàn Huawei đã nhanh chóng thông báo sa thải nhân viên này. Trong bản thông cáo được AFP trích dẫn, Huawei khẳng định: “Các hoạt động (mà ông Vương Vệ Tinh) bị cáo buộc không liên quan đến tập đoàn và căn cứ theo điều kiện trong hợp đồng lao động, chúng tôi đã đưa ra quyết định (sa thải) vì vụ việc đã làm phương hại đến uy tín của Huawei”.
Theo Le Monde, vụ bắt giữ nghi can gián điệp Trung Quốc tại Ba Lan diễn ra trong bối cảnh Washington đã tung ra một chiến dịch cảnh giác các đồng minh, đặc biệt là các nước có căn cứ Mỹ, là không nên giao việc xây dựng hạ tầng cơ sở viễn thông cho tập đoàn Trung Quốc Huawei, vào lúc mà các nơi đang chuẩn bị triển khai mạng lưới di động 5G.
Vụ bắt giữ một công dân Trung Quốc bị tình nghi làm gián điệp tại Ba Lan đã nâng số quốc gia đề phòng tập đoàn Huawei lên thành 6 nước, theo liệt kê của trang Herald ở New Zealand ngày 13/1.
Mỹ là nước đầu tiên nghi ngờ Huawei vào năm 2012 khi Ủy ban Tình báo Hạ viện công bố một bản báo cáo về khả năng tập đoàn Trung Quốc bị sử dụng làm gián điệp, đe dọa đến an ninh quốc gia.
Trước sức ép của Mỹ, chính phủ Ottawa cũng đã ngăn Huawei tham gia vào cơ sở hạ tầng mạng 5G của Canada vì, theo thượng nghị sĩ Mark Warner, khi trả lời CBC News vào tuần trước, “các tập đoàn viễn thông Trung Quốc bị chính phủ Trung Quốc tác động trực tiếp”.
Chính phủ Úc và New Zealand, lần lượt vào tháng 8 và tháng 11/2018, tuyên bố cấm Huawei và công ty ZTE của Trung Quốc cung cấp công nghệ 5G do lo sợ an ninh quốc gia bị đe dọa.
Vào tháng 12/2018, dù không nêu đích danh, nhưng chính phủ Nhật Bản đã loại Huawei và ZTE khỏi các hợp đồng chính thức. Ba tập đoàn cung cấp viễn thông lớn của Nhật Bản, NTT Docomo, KDDI và SoftBank, cũng sẽ không sử dụng thiết bị của Huawei trong hệ thống mạng của họ.
Huawei đã vượt qua tập đoàn Apple của Mỹ để trở thành nhà cung cấp điện thoại di động lớn thứ hai trên thế giới. Dịch vụ của Huawei được sử dụng ở hơn 170 nước trên thế giới.
Le Monde nhắc lại rằng từ nhiều năm nay, Huawei luôn khẳng định rằng họ là doanh nghiệp tư nhân, và chưa ai chứng minh được rằng họ đã có những hoạt động gián điệp. Tuy nhiên, theo nhật báo lớn nhất của Pháp, Trung Quốc đã ban hành vào năm 2017 một đạo luật về tình báo trong đó ghi rõ: “Các tổ chức và công dân, trong tinh thần tôn trọng luật pháp, phải ủng hộ, hợp tác và tham gia vào công việc tình báo quốc gia”.
Trở lại vụ việc tại Ba Lan, ngày 14/1, Vácxava thông báo kiểm kê trang thiết bị do tập đoàn Huawei cung cấp. Một quan chức của Bộ Kinh tế Kỹ thuật số Ba Lan cho biết đợt kiểm tra này liên quan đến các trang thiết bị đã hoạt động, cũng như những thiết bị sẽ được đưa vào sử dụng trong mạng 5G, nhằm phân tích những rủi ro liên quan đến thiết bị của Huawei, chủ yếu trong cơ sở hạ tầng viễn thông, và không liên quan đến điện thoại thông minh.
Trong bài xã luận số ra ngày 14/1, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc, viết: “Ba Lan phải trả giá vì đã bắt giam Vương Vệ Tinh”. “Bắc Kinh phải mạnh mẽ đàm phán với Vácxava để cứu Vương Vệ Tinh, đưa ra những biện pháp trả đũa để cho thế giới hiểu rằng Ba Lan là một đồng lõa của Mỹ”, tờ báo viết tiếp nhưng không nói là phải trả đũa như thế nào.
Căng thẳng Trung Quốc-Canada đã lên đến cao trào |
Sợ Trung Quốc bắt người trả đũa, Mỹ cảnh báo công dân |
Nga dùng chiêu của Trung Quốc bắt giữ gián điệp Mỹ |
Th.Long
AFP
-
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực
-
Bổ sung chính sách thu hút nhà đầu tư khảo sát dự án điện gió ngoài khơi
-
Bay chặn, ép hạ cánh với tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam
-
Gỡ "thẻ vàng" IUU: Xóa bỏ toàn bộ tàu “3 không”, xử lý dứt điểm “tàu ma”
-
Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị BRICS mở rộng