Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Giai đoạn mới trong hợp tác Nga - Trung

07:00 | 24/06/2014

1,245 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Nước Nga chuyển hướng sang đông và củng cố hợp tác với các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trước hết có ý nghĩa chính trị đặc biệt trong bối cảnh quan hệ với Mỹ trở nên phức tạp. Việc “Gazprom” ký hợp đồng dài hạn cung cấp khí đốt cho Trung Quốc củng cố vị trí của nước Nga trên trường quốc tế. Tuy nhiên, tương tác chặt chẽ các nền kinh tế của hai nước đòi hỏi nước Nga phải có kế hoạch chiến lược về triển vọng phát triển tổng thể nguồn nguyên liệu khoáng, trước hết là ở lãnh thổ Viễn Đông và Xiberi, nơi thu hút sự quan tâm của Trung Quốc.

Năng lượng Mới số 333

Về việc tại sao chính quyền Nga đã đến lúc phải chấm dứt chính sách “quay lưng” với công tác thăm dò địa chất và với mục đích gì, trong thời hạn ngắn nhất, cần có chương trình cụ thể phát triển vùng biên giới với Trung Quốc, Phó chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên Nga, Thành viên Hội đồng Tối cao về mỏ của Nga, Bộ trưởng Địa chất Liên Xô (1975-1989), GS.TSKH Evgheni Kozlovski đã trao đổi với phóng viên trang mạng Nakanunhe.ru.

GS.TSKH Evgheni Kozlovski

Chính trị chứ không phải kinh tế

PV: Có ý kiến cho rằng, ký hợp đồng với Trung Quốc, chúng ta gia tăng sự phụ thuộc nguyên liệu và giờ ta trở thành “nhà cung cấp nguyên liệu” không phải cho châu Âu mà cho Trung Quốc. Ông có nhất trí với điều này không? Nếu đó là “mũi nhọn nguyên liệu” thì chúng ta có thể điều tiết thế nào bằng cái mà kết cục chúng ta thu được? Có thể nhìn nhận cái đó là ưu thế cạnh tranh của ta?

GS Evgheni Kozlovski: Tôi lại không nhìn nhận hợp đồng này như sự phụ thuộc nguyên liệu. Theo tôi, trước hết nó mang tính chính trị rõ nét. Tình hình nước Nga gần đây không tốt lắm: dưới sức ép của Mỹ, các nước phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt và hạn chế có chủ ý, cố gắng đưa lại cho Nga “bài học trừng phạt” về tội trách nhiệm truyền thống bảo vệ sinh mạng đồng bào mình ở nước ngoài và họ làm tất cả để hạ thấp giá trị dân tộc ta. Có cần phải đáp trả không? Cần!

Hợp đồng tuy mang tính kinh tế nhưng chủ yếu có ý nghĩa chính trị!

Hãy xem tỷ phần xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc: dầu mỏ 70%; gỗ 7%; kim loại màu 4%; những thứ khác 15,5%. Theo số liệu của Bộ trưởng Phát triển kinh tế Nga, ông Alecxey Uliukaev, khối lượng đầu tư của Trung Quốc vào Nga đến năm 2020 sẽ tăng 7 lần.

Liên quan đến giá trị của hợp đồng, tất nhiên có vấn đề. Khí đốt khai thác từ các mỏ Siberia có lãi khi giá cao hơn 300-350USD cho 1.000m3. Cần lưu ý rằng, nhu cầu của Trung Quốc mỗi năm là khoảng 80 triệu tấn khí hóa lỏng và 300-350 tỉ m3 khí đốt dẫn theo đường ống, trong đó, Trung Quốc tự khai thác 115-120 tỉ m3. Nga sẽ cung cấp 68-70 tỉ m3, là con số đáng kể trong phần nhập khẩu.

Trong ngân sách của Arập Xêút, giá dầu mỏ được tính là 85-90USD/thùng, ở Nga là 90USD. Điều này thực sự là đối tượng của các cuộc tranh luận và cãi vã. Nên nhớ là trong những năm của cái gọi là “cải tổ”, khối dầu khí đã chẹn cổ nền kinh tể của ta, chiếm 77% giá trị xuất khẩu. Mà thị trường xuất khẩu dầu mỏ cũng bão hòa: Arập Xêút có thể tăng sản lượng 30%; sau khi được dỡ bỏ cấm vận, Iran có thể tăng cung cho thị trường  2,5 triệu thùng/ngày; Iraq có thể cấp 9 triệu thùng/ngày mà hiện chỉ xuất ở mức 3,6. Vì thế, việc ký hợp đồng với Trung Quốc, chúng ta có được vị trí vững chắc, dù không hẳn có lợi về giá.

PV: Theo Tổng thống Putin, trong 4 năm tới sẽ mở ra một “công trường xây dựng lớn nhất thế giới” - đường ống dẫn khí “Sức mạnh Siberia” và lắp đặt khai thác các mỏ Traiandin và Kovưctin. Triển vọng các mỏ này thế nào?

GS Evgheni Kozlovski: Cả hai mỏ này đều được phát hiện từ thời Xôviết. Trong suốt hơn 20 năm gần đây, không có phát hiện mỏ nào đáng kể. Về tính kinh tế của các mỏ này thì cần nhớ là đã có quyết định bỏ thu thuế tài nguyên. Cái động thái này làm giảm hiệu quả khai thác mỏ. Trung Quốc xử sự đặc biệt quyết liệt và đạt được mọi thứ. Kết cục là hợp đồng đảm bảo cung cấp khí đốt Nga trong suốt 30 năm với giá trị 400 tỉ USD. Không cần tìm bí mật giá cả, có thể tính ra - đâu đó khoảng 350USD/1.000m3 khí đốt. Thế còn giá bán cho Ukraine năm 2012 là 410-420USD/1.000m3. Tôi nghĩ vấn đề sâu hơn ở chỗ khác.

PV: Định hướng của Nga đến khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, cụ thể là đến Trung Quốc đã trở nên rõ ràng. Cái này không chỉ liên quan đến nguyên liệu mà còn chính sách đầu tư. Theo quan điểm của ông, điều gì thúc đẩy đất nước chuyển hướng như vậy?

GS Evgheni Kozlovski: Tôi biết rằng, sự xích gần Trung Quốc về chính trị là mối quan tâm thường xuyên của các chính trị gia chúng ta, mặc dù trong vấn đề này, mỗi thời một khác. Giai đoạn hiện nay, chúng ta cần hơn bao giờ hết về khía cạnh chính trị, còn Trung Quốc - là hiện thực hóa các ý đồ từ lâu.

Tại hội thảo kinh tế quốc tế gần đây nhất diễn ra ở Saint Petersburg, Phó chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều  đã tuyên bố, “việc ký kết hơn 50 văn kiện tại Thượng Hải tuần này đã đưa Nga và Trung Quốc vào một giai đoạn lịch sử mới trong hợp tác kinh tế - thương mại”. Thế đấy. Nhưng nghe đâu cần sử dụng một vùng đất rộng lớn của Viễn đông và chiêu mộ lao động cư dân Trung Quốc. Về điều này, tôi đã viết từ năm 2006 trong quyển sách của mình “Viễn Đông - vùng đất hấp dẫn” trình bày bức tranh mở về khả năng của vùng đất này có tính đến các đánh giá chính trị các sự kiện thời đó. Thời gian vừa qua, chẳng có nhiều thay đổi.

Mà những gì trong thực tế đã xảy ra?

Vào đầu “cải tổ”, chúng ta đã chuyển giao một phần biển ở Viễn Đông của ta cho Mỹ. Sau đó, chúng ta đã nhường cho Trung Quốc các đảo Tarabarov và Uxuri lớn cùng 2 hòn đảo không người. Việc này làm lãnh thổ của ta mất đi 337km2 và theo tính toán của các nhà kinh tế Viễn Đông, gây tổn hại cho Nga 3-4 tỉ USD (mất đầu tư, chi phí củng cố biên giới mới v.v…). Rồi tiếp theo là các cuộc đàm phán chuyển giao hai đảo cho Nhật. Có gì đơn giản vậy khi chuyển giao cho Nhật trữ lượng khoáng sản trị giá 45,8 tỉ USD và lượng động thực vật khai thác 2 tỉ USD/năm. Lại còn cộng số này với trữ lượng dầu khí dự báo ở thềm lục địa (1,6 tỉ tấn quy đổi), vàng (gần 2.000 tấn), bạc (9,3 ngàn tấn), titan (39,7 triệu tấn), quặng đa kim, lưu huỳnh v.v…

Mà gần đây, trên trang mạng của những kẻ phục thù Trung Quốc, người ta công khai thảo luận về cách Trung Quốc thu hồi “các vùng đất bị mất”: Ngoại Đunbey (Primore), Bôly (Khabarov), Khasenbey (Vladivostok), vành ngoài Khingan và xa hơn đến tận Novosimbiec. Và thậm chí còn có cả bản đồ các vùng lãnh thổ tranh chấp. Theo đó, thu hồi “các vùng đất bị Nga Hoàng chiếm” có hai cách: gieo dân có kế hoạch đến chốt các vùng đất và phát huy tác động kinh tế. Bạn nói xem, chẳng nhẽ điều ấy không xảy ra?

Tôi với tư cách là tiến sĩ danh dự của hai trường đại học Trung Quốc chẳng tiện nêu ra những liệu cứ, nhưng như các bậc vĩ nhân nói “Chân lý cao quý hơn mọi thứ”.

Còn duyên cớ cho những hành động tương tự, ta tự tạo ra. Thí dụ một trong những tác giả các ấn phẩm chỉ ra là việc buôn bán của Iakut chẳng có triển vọng gì. Anh ta muốn cùng người Trung Quốc triển khai sản xuất nghiêm túc. Nhưng người ta giải thích cho anh ấy là “cánh cửa Trung Quốc chỉ mở một chiều”. Thành lập chi nhánh của Hãng Trên Trời anh ta không làm được: yêu cầu vốn điều lệ quá lớn để đăng ký; người Trung Quốc đề ra các yêu cầu quá ngặt nghèo với doanh nhân Nga. Trong khi đó, mọi cấp chính quyền Trung Quốc cởi mở nói với anh ta “hãy liên hệ qua công ty “Biên mậu” và sẽ chẳng có vấn đề gì”. Vậy đó! Nhưng cái cơ bản nhất, hiểu rõ điều này, người Trung Quốc đã có thể thành lập những công ty lớn trên đất ta với 100% vốn Trung Quốc rất đơn giản và dễ dàng!

Chúng ta có thể gọi đó là chính sách? Hơn nữa, những năm gần đây các quy định về hệ thống nguyên liệu khoáng của ta đột nhiên rắc rối.

Các chuyên gia cho rằng, trong nghĩa rộng triết học, an ninh xã hội là an ninh tồn tại và phát triển bền vững. Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế sâu ở nước ta, điều đặc biệt quan trọng là xác định chỉ số giới hạn cho phép mà ở đó xuất hiện nguy cơ các quá trình đổ vỡ và sự tụt dốc không cản nổi.

Nhu cầu nguyên liệu khoáng cao là nền tảng vật chất của kinh tế và an ninh quốc gia của các cường quốc trên thế giới. Trong đó nước Nga có vị trí đặc biệt. Các nước phát triển hiện nay không có thế mạnh mỏ, có thể phải trải qua hàng chục năm trong hình thái kinh tế hoàn toàn khác. Điều này cũng đe dọa chúng ta khi tiếp tục chính hướng đến việc xóa bỏ thăm dò địa chất và cắt giảm công tác khai thác mỏ.

Những sai lầm về phát triển Viễn Đông

PV: Vậy từ đó, cần một khởi thảo triển vọng tốt, trước hết là về phía ta…

GS Evgheni Kozlovski: Nói về Trung Quốc, họ biết điều đó và tiến hành nhiều việc về dự báo phát triển kinh tế đất nước; vạch chính sách rõ ràng đường lối cơ bản. Trung Quốc xem xét triển vọng phát triển sau 50 năm, thậm chí 100 năm!

Hơn 20 năm qua, về phát triển nguyên liệu khoáng Viễn Đông, chúng ta chẳng có gì tốt hơn. Điều này có thể cảm nhận được tại cuộc hội thảo ở Khabarov và theo báo cáo của Quốc hội “Dự trữ nguyên liệu khoáng đông Xiberi và Viễn Đông, cơ sở phát triển vùng”. Báo chí kinh tế và triết học đăng quan điểm của các chuyên viên Ủy ban Xã hội Công dân (OCGO) về Dự án chương trình “Phát triển kinh tế xã hội Viễn Đông và khu vực Baican”. Dự án được soạn thảo rất lâu! Nhưng kết luận của các chuyên viên nói đến sự bất lực của những người soạn thảo chương trình và cơ quan chính quyền, sự lúng túng khi tổ chức công việc chuyên nghiệp đối với tài liệu quan trọng bậc nhất này. Và, ngoài ra họ còn khẳng định “các tác giả chương trình còn cố gắng dẫn dắt xã hội vào lẫn lộn” và theo các bài báo, người ta đưa ra các quan điểm rất cực đoan. Đáng tiếc là người ta kết luận “Nền công nghiệp đông Xiberi và Viễn Đông không có định hướng phát triển rõ ràng”, rằng “cơ quan lập kế hoạch” cho đến nay chưa xây dựng được cơ chế? Vâng, từ đâu đã xuất hiện Bộ Phát triển Viễn Đông? Giá như họ liếc qua “Sách kinh điển” - các soạn thảo thời Xôviết - ở đó có nhiều lời giải.

Mà đây là câu hỏi cơ bản - tại sao người ta xóa bỏ ngành địa chất khu vực - không có câu trả lời ngoài nhận thức đặc biệt ngớ ngẩn về con đường phát triển của một khu vực đặc biệt quan trọng với các tiềm năng và lợi thế tự nhiên.

Về quan hệ của chúng ta, cần gắn kết một loạt vấn đề phát triển Viễn Đông. Hiện vẫn còn tồn tại một số chương trình thời Xôviết, thí dụ như xây dựng các trung tâm công nghệ và trục điểm có thị dân. Ở Iakut, các nhà địa chất từ lâu đã thăm dò mỏ kim loại đất hiếm Tamto lớn nhất thế giới. Trung Quốc những năm gần đây đã “giành” thị trường kim loại đất hiếm của thế giới. Còn ta thì không thể xác định được mô hình công nghệ khai thác. Hay như phát triển nông nghiệp cần sử dụng muối kali (để cải tạo đất). Đã từ lâu, các nhà địa chất đã thăm dò một mỏ cực lớn ở vòm Neps (tỉnh Irkut). Các nhà địa chất tin rằng, nước Nhật, đứng thứ hai trên thế giới có thể tham gia hợp đồng xây dựng cơ sở luyên kim lớn nhất ở các mỏ sắt và than cốc khổng lồ hiện có. Hoặc như là có thông tin năm 2008, Aliser Usmanov “đã mua” mỏ đồng Udocan để bán lại cho Trung Quốc. Nhưng đó là mỏ đồng duy nhất cho đến nay về mất mát trữ lượng đồng nam Ural. Ngành công nghiệp còn thiếu khoảng 250 ngàn tấn đồng sơ chế (đến cuối thế kỷ XX) và chúng ta phải mua. Cũng với trữ lượng đồng tương tự nhưng hàm lượng cao hơn là mỏ Ainax (ở Afghanistan, cách Kabun 42km). Có vấn đề sao? Có, nhưng cần suy nghĩ thực tế! điều đó đương nhiên là đặc thù!

Phê phán phương pháp tái cơ cấu của Nga, nhà kinh tế nổi tiếng Jhon Stiglits rất ca ngợi Trung Quốc. Hợp đồng giữa các quan hệ chiến lược (và các thành quả phát triển) của hai nước lớn - Nga và Trung Quốc theo ông ta là rất đáng học. Sau mười năm (1989- 1999) GDP Trung Quốc tăng gần gấp đôi, còn Nga giảm đi một nửa. Vào đầu kỳ, GDP của Nga nhiều gấp đôi Trung Quốc, còn cuối kỳ là một phần ba. Jhon Stiglits lưu ý rằng, Trung Quốc biết tìm cho mình con đường phát triển không cần đến “đơn thuốc” của các cố vấn Quỹ Tiền tệ thế giới IMF. Trung Quốc không chỉ kịp đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh mà còn tạo điều kiện cho kinh tế ngoài quốc doanh phát triển.

“Hủy hoại nước Nga” - là tên bài báo của Jhon Stiglits trên tờ “Gardian” của Anh ngày 9-4-2003. Không quy kết ai, trong lời mở đầu có viết: “Không có mô tả nào của lịch sử có thể thay đổi được là cải cách thời đồ đá ở nước Nga đã dẫn đến sự sụp đổ nền kinh tế. Hơn hai thập kỷ qua của thời chuyển tiếp, trong đó có sự gia tăng của nghèo khó và bất công xã hội, khi một số ít giàu lên còn phần lớn khốn cùng” - tác giả khẳng định - Không thể gọi đó là thắng lợi của chủ nghĩa tư bản hay của nền dân chủ.

Vậy thì vấn đề ở đâu? Chúng ta không thể dự đoán được quá ngày mai: không đủ kiến thức, không chuyên nghiệp và quyết tâm chính trị. Thử hỏi: Chúng ta đang xây dựng đất nước nào, chúng ta dẫn dắt xã hội đi đâu, chúng ta ưu tiên cho cái gì và cuộc sống chúng ta rồi sẽ đến đâu? Xã hội chờ đợi câu trả lời! Kinh nghiệm cuộc sống cho thấy - không thể đợi lâu dài!

PV: Nghĩa là trong chương trình nghị sự, chương trình triển vọng phát triển đông Xiberi và Viễn Đông ngày càng cấp thiết?

GS Evgheni Kozlovski: Vâng, vậy đó. Nhưng trước hết, tôi thì không tách tổ hợp nguyên liệu khoáng và nghiên cứu chiến lược lòng đất khỏi vấn đề này. Như đã nói ở trên, tôi muốn nhấn mạnh việc xây dựng những tổ hợp mỏ khổng lồ với triển vọng và thời gian khai thác lâu dài. Từ đó sẽ có những hợp đồng dài hạn về những vấn đề quan tâm. Đấy, trao đổi hàng hóa Mỹ - Trung Quốc đạt gần 500 tỉ USD/năm, còn giữa Nga và Trung Quốc gần 90 tỉ. Tìm lối lợi ích chung - đó là nhiệm vụ đầu tiên và phương hướng công nghiệp địa chất là một.

Thứ nhất, cần nhận thức sâu sắc rằng, tình trạng tổ hợp nguyên liệu khoáng đang rắc rối mạnh. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nặng nề này là trong giai đoạn “cải tổ” xảy ra việc giảm nhanh việc đáp ứng mức độ khoa học cho công tác tìm kiếm, cơ sở vật chất cho địa chất bị cắt bỏ, nhiều tổ chức địa chất khu vực bị xóa bỏ, mất chuẩn mực trong đào tạo cán bộ, nhiều tổ chức bị định hướng lại thiếu cân nhắc và cuối cùng là trình độ cán bộ giảm sút.

Thứ hai, xem xét xu thế nguyên liệu thế giới. Các chuyên gia trong lĩnh vực dự trữ nguyên liệu khoáng khẳng định, thế kỷ XXI sẽ tiếp tục gia tăng mạnh nhu cầu dự trữ nguyên liệu khoáng mọi chủng loại. Chỉ trong vòng 50 năm tới nhu cầu thế giới về dầu mỏ tăng 2-2,2 lần, khí đốt 3-3,2 lần, quặng sắt 1,4-1,6 lần, nhôm tiền chế 1,5-2 lần, đồng 1,5-1,7 lần, niken 2,6-2,8 lần, kẽm 1,2-1,4 lần, các dạng nguyên liệu khoáng khác 2,2-3,5 lần. Vì vậy, 50 năm tới, khối lượng công tác khai thác mỏ sẽ tăng hơn năm lần, nhờ việc thăm dò và khai thác mỏ mới, các mỏ đã thăm dò trên thềm lục địa.

Tiếp đến, trong những năm gần đây xuất hiện khái niệm toàn cầu hóa, trong đó đề cập các dự án đặc biệt - cố gắng khẳng định “trật tự thế giới mới”. Nhiệm vụ thực tiễn đầu tiên của toàn cầu hóa thị trường là chuyển giao quyền kiểm soát dự trữ khoáng cho “thế giới trên” và dỡ bỏ ranh giới kinh tế quốc gia. Thế nghĩa là tư tưởng toàn cầu hóa gần “đặc trưng” với ý tưởng quốc gia và cải tổ hệ thống luật quốc tế!

Tiềm năng nguyên liệu khoáng của chúng ta - đó là thứ không chỉ kiêu hãnh “trong nhà” mà còn là cái ghen ghét của tư bản quốc tế. Cần phải hiểu điều đó!

PV: Xin cảm ơn GS!

Phạm Thành (dịch)