Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

GHỀNH hay là GÀNH

19:04 | 28/03/2016

|
Bạn đọc: Cây cầu trăm tuổi dài 223m trên sông Đồng Nai dẫn vào Cù lao Phố đã bị sà lan húc sập. Từ nhiều ngày nay, hầu như tất cả các phương tiện truyền thông đều gọi nó là cầu “Ghềnh”. Nhưng có chuyện rắc rối là từ xửa từ xưa, dân chúng trong vùng chỉ gọi nó là cầu Gành. Xin ông cho biết vậy thì tên chính xác của cây cầu xấu số này là “Ghềnh” hay “Gành”. Và giữa “gành” với “ghềnh” thì có quan hệ “bà con ngữ âm” gì với nhau hay không? Xin cảm ơn ông. Huỳnh Ngọc Bửu(Cù lao Phố, Đồng Nai)

Học giả An Chi: Trước nhất xin nói về quan hệ “bà con” giữa “ghềnh”  và  “gành”.  Họ  là  ruột thịt nhưng cụ Gành là bậc tiền bối còn thằng Ghềnh thì chỉ là đứa sinh  sau  đẻ  muộn.  Chuyện  này có thể thấy được qua mối quan hệ từ nguyên giữa các vần ANH ↔INH ↔ÊNH - mà chúng tôi từng nói đến trong đó ANH > INH > ÊNH. Xin nêu dẫn chứng đầu tiên là từ bệnh, thường thấy ở các từ tổ bệnh nhân, bệnh viện, khám bệnh, trị bệnh, v.v... trong tiếng Việt toàn dân và tiếng Việt văn học hiện đại. Đây hiển nhiên là một từ Hán Việt, ghi bằng chữ [病] mà âm Hán Việt hiện hành là bệnh nhưng  âm  gốc  của  nó thì lại là bạnhvì nó là một chữ thuộc vận “ánh” [映].

Âm bạnh của bệnh đã được ghi nhận trong Dictionarium  Annamiticum Lusitanum  et  Latinum (Từ  điển Việt Bồ La) của A. de Rhodes: “bạnh,  tât (sic) bạnh peste: pestis,  is”.  Cả peste của  tiếng Bồ  lẫn pestis của  tiếng  La  đều có  nghĩa  là  tật  bệnh  (không  kể những  nghĩa  khác).  Vậy bệnh, vốn đọc bạnh, là một hiện tượng ngữ âm dứt khoát không thể nào phủ nhận được. Sau đó, bạnh đã chuyển thành bịnh; rồi âm bịnh  đã được lưu dân đem vào Nam mà dùng cho mãi đến 1954 (khi người  Bắc  ồ  ạt  di  cư  vào  Nam sau Hiệp định Genève) trong khi ở ngoài Bắc thì từ lâu (dĩ nhiên là trước cả 1954), bịnh đã chuyển thành bệnh, là âm được dùng cho đến hiện nay. Việt Nam tự điển của Khai trí Tiến đức 1931 (lấy tiếng  miền  Bắc  làm  nền  tảng) vẫn còn ghi nhận bịnh như một mục phụ nhưng đánh giá sai rằng “[bịnh]  tức  là  chữ bệnh đọc  sai đi”. Thực ra thì bịnh là tiền thân của bệnh.

Cứ như trên thì bạnh là bậc ông bà, bịnhlà bậc cha chú còn bệnh thì  chỉ  là  hàng  con  cháu cho nên mới còn sống mà hiện diện trên đời trong khi bạnh đã nằm ở một tầng đất khảo cổ còn bịnh cũng đã nằm trong viện bảo tàng  của  ngôn  ngữ  văn  học  và ngôn ngữ toàn dân. Cứ như trên thì trong các điệp thức có các vần diễn tiến theo công thức ANH > INH > ÊNH, từ (hoặc hình vị) có vần  ANH  thuộc  bậc  ông  bà,  từ có vần INH thuộc hàng cha chú còn tử có vần ÊNH chỉ là bậc con cháu. Do đó, gànhlà bậc ông bà, ghìnhlà bậc cha chú còn ghềnh thì chỉ là hàng con cháu mà thôi. Gành là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ [陘],  mà  âm  Hán  Việt  thông dụng  hiện  hành  là hình,  nhưng vốn đọc là hànhvì nó thuộc vận thanh[青]. Hành> gành, ở đây là H > G, thì cũng giống như: -hàm[函] > gồm(trong bao gồm);

-hào[嚎]  > gào (trong  gào thét);

 -hoạch[劃]  > gạch (trong gạch ngang, gạch chéo);

-hợp[合]  > gộp (trong  gộp chung); v.v...

Hành  >  hình  [陘]  là  chỗ gián  đoạn  trong  mạch  núi;  khi chuyển  thành gành trong  tiếng Việt thì mang nghĩa là “chỗ lòng sông thu hẹp và nông khiến cho dòng  nước  bị  dồn  lại  nên  chảy xiết”  (Từ điển  từ ngữ  Nam  Bộ của TS Huỳnh Công Tín). Ngày nay,  trong  tiếng  Việt  văn  học và tiếng Việt toàn dân thì nó đã biến  thành ghềnh (trong  thác ghềnh) nhưng trước đó thì nó là ghình như còn có thể thấy trong phương ngữ Nam Bộ: Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắt lẻo gập ghình khó đi.

(Nhiều  tác  giả  đã  không ý  thức  được  về  đặc  điểm  của phương ngữ nên đã tự động đổi ghình thành  “ghềnh”  nhưng “ghềnh”  thì  đâu  có  vần  “ngon lành” với “đinh” ở câu trên). Trở  lên  chúng  tôi  đã  nói về  diễn  tiến  “gành > ghình > ghềnh”,  để  qua  đó  mà  khẳng định  rằng gành là  bậc  ông  bà chứ ghềnh thì  chỉ  là  hàng  con cháu  mà  thôi. Gành là  một  cái tên  cúng  cơm  xưa  hàng  trăm năm  mà  dân  chúng  trong  vùng đã đặt cho cây cầu xấu số đã gãy đổ. Vậy các nhà báo, nhà truyền thông có nên sỗ sàng đổi tên của nó  thành  “Ghềnh”  hay  không? Xin mời các vị đọc đoạn sau đây trong  bài  “Cầu  Ghềnh  dấu  tích trăm năm” (Kỳ 1 - Ký ức trong chiếc  bàn  thiên  trăm  tuổi)  của Báo Tuổi trẻ online ngày 18-8-2011: “Giám  đốc  Bảo  tàng  tỉnh Đồng Nai Lưu Văn Du cho biết, qua  tìm  hiểu  người  dân  ở  cù lao  Phố  vẫn  gọi  là  “Gành”  chứ không  phải  “Ghềnh”.  “Ghềnh” có thể sau này người ta phát âm trại ra chứ dân cù lao dứt khoát gọi là “Gành”. Theo ông Du, ở dưới vùng hạ lưu của cầu Ghềnh có những gành đá nên người xưa có thể từ đó mà gọi là “Gành”. Tuy nhiên, đến nay “Gành” hay “Ghềnh” vẫn chưa tìm thấy một dữ liệu nào để khẳng định chuẩn xác”.

Ông Giám đốc Bảo tàng còn dè dặt khi nói “vẫn chưa tìm thấy một  dữ  liệu  nào  để  khẳng  định chuẩn xác” nhưng dữ liệu ở ngay cửa miệng của người dân chung quanh  chứ  ở  đâu.  Xin  hãy  đọc, cũng trong bài báo đã nêu:“Khi nghe chúng tôi hỏi gọi cầu  Gành  với  cầu  Ghềnh  thì  từ nào  chuẩn  xác,  vợ  chồng  ông Chín  (là  người  được  hỏi  han  -AC)  cười:  “Dân  cù  lao  hồi  xưa tới  giờ  gọi  cầu  Gành  không  à. Gành  là  gành  đá  nổi  lên  ở  gầncầu  thời  đó  nên  dân  mới  gọi như vậy. Nói với dân cù lao mà  gọi cầu Ghềnh thì người ta cười chết!”.

Ta nên nhớ rằng, ở đây, Gành không còn là danh từ chung nữa, mà là danh từ riêng, là địa danh.Đối với địa danh, nhân danh, ta không  thể  tự  tiện  hoặc  sỗ  sàng thay  thế  nó  bằng  biến  thể  ngữ âm (của nó). Quận 12, TP HCM, có  một  địa  danh  là  Chợ  Cầu.Biết  rằng  (từ)  Cầu  là  điệp  thức của (hình vị) Kiều nhưng chẳng có ai lố bịch mà gọi địa danh đó là  “Chợ  Kiều”.  Đôi  vợ  chồng nọ có hai đứa con, một trai, một gái. Họ đặt tên cho đứa con gái là Hoa còn đứa con trai là Huê. Ai  lại  không  biết  rằng,  Huê  là biến thể ngữ âm của Hoa ở trong Nam. Nhưng chúng tôi thách các nhà báo đến nhà này mà gọi Huê để cho con Hoa xuất hiện. Nếu họ làm được thì, noi gương BS Nguyễn Hy Vọng, chúng tôi sẽ đi lộn đầu xuống đất. Dĩ nhiên là con Hoa có thể xuất hiện. Nhưng để trả lời: “Dạ thưa nhà báo, bữa nay anh Huê của con không có ở nhà”.  

Năng lượng Mới số 508