Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Gazprom và CNPC ký Thoả thuận khí đốt mới

08:30 | 05/02/2022

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Gazprom và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã ký một Thỏa thuận mới.
nga - trung

Theo đó, Tập đoàn khí đốt khổng lồ của Nga sẽ cung cấp khí đốt tự nhiên cho Trung Quốc qua tuyến Viễn Đông, Gazprom cho biết hôm 4/2.

Gazprom và CNPC đã ký Thỏa thuận mua bán dài hạn đối với khí đốt tự nhiên được cung cấp qua tuyến Viễn Đông. Điều này sẽ thúc đẩy lượng khí đốt Nga cung cấp cho Trung Quốc lên 10 tỷ m3 hàng năm, gã khổng lồ khí đốt Nga cho biết.

Gazprom nói: "Việc ký kết văn bản này là một bước quan trọng nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực khí đốt". Dự kiến, ​​tổng lượng cung cấp khí đốt từ đường ống Nga cho Trung Quốc đạt 48 tỷ m3 mỗi năm, bao gồm cả việc giao hàng thông qua tuyến "Power of Siberia".

Một nguồn tin trong ngành ở Bắc Kinh nói với Reuters rằng, Thỏa thuận mới dự kiến ​​sẽ có hiệu lực trong vòng 30 năm, được thanh toán bằng đồng euro.

Nga đã gửi khí đốt tự nhiên qua đường ống tới Trung Quốc thông qua đường ống "Power of Siberia", đi vào hoạt động vào cuối năm 2019.

"Đây đã là hợp đồng thứ hai được ký kết về việc cung cấp khí đốt của Nga cho Trung Quốc, và nó là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ đối tác và tin cậy lẫn nhau đặc biệt mạnh mẽ giữa các quốc gia và các công ty của chúng ta. Các đối tác Trung Quốc của chúng tôi như CNPC đã nhận thấy rằng Gazprom là một nhà cung cấp khí đốt đáng tin cậy", Giám đốc điều hành của Gazprom, Alexey Miller bình luận về thỏa thuận kể trên.

Trong khi Nga đang củng cố mối quan hệ năng lượng với Trung Quốc, nước này tiếp tục mâu thuẫn với phương Tây về vấn đề Ukraine, và xuất khẩu khí đốt của Gazprom sang châu Âu đã giảm trong những tháng gần đây.

Mặc dù khai thác khí đốt tự nhiên cao kỷ lục, nhưng Nga đã không thúc đẩy lượng khí đốt tới châu Âu trong mùa đông năm nay.

Trong một diễn biến liên quan, Mỹ và EU đang lùng sục khắp thế giới để tìm nguồn cung cấp LNG bổ sung có thể được gửi đến châu Âu trong trường hợp cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine leo thang thành xung đột.

Bình An