Đường ống dẫn khí đốt từ Nga đến Trung Quốc có thể bị hoãn xây dựng
Nga lần đầu tiên công bố sản lượng khí đốt, trượt mục tiêu 2023 do thời tiết ấm hơn |
Ukraine cởi mở cho việc trung chuyển khí đốt của Nga sau năm 2024 |
Một đoạn đường ống Power of Siberia |
Nga đang đàm phán để xây dựng một đường ống mới vận chuyển 50 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm từ miền bắc nước Nga đến Trung Quốc qua Mông Cổ, gần bằng đường ống Nord Stream 1 hiện không hoạt động dưới Biển Baltic, đã bị hư hỏng vào năm 2022.
Thủ tướng Mông Cổ nói với tờ báo rằng Trung Quốc và Nga vẫn chưa nhất trí về các chi tiết chính của dự án khổng lồ này, đồng thời cho biết thêm rằng giá khí đốt toàn cầu cao kỷ lục trong hai năm qua đã khiến các cuộc đàm phán trở nên phức tạp.
Gazprom, công ty sẽ vận hành Power of Siberia-2, cho biết họ đặt mục tiêu bắt đầu cung cấp khí đốt vào năm 2030. Tuy nhiên, vẫn khó đạt được thỏa thuận về các vấn đề chính, bao gồm cả về giá cả.
Ông Oyun-Erdene nói với FT: “Hai bên vẫn cần thêm thời gian để nghiên cứu chi tiết hơn về các vấn đề kinh tế”. Ông nói: “Phía Trung Quốc và Nga vẫn đang thực hiện các tính toán, ước tính và họ đang nỗ lực tìm kiếm lợi ích kinh tế”.
Gazprom và Điện Kremlin đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters. Bộ Ngoại giao Trung Quốc không thể liên lạc được ngay lập tức.
Nga đang tăng cường cung cấp khí đốt cho Trung Quốc để bù đắp cho việc mất phần lớn doanh số bán khí đốt ở châu Âu, kể từ khi xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine gần hai năm trước, điều này khiến các nước phương Tây áp dụng các lệnh trừng phạt đối với Moscow và cắt giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.
Năm ngoái, Phó Thủ tướng Nga Viktoria Abramchenko nói với hãng thông tấn nhà nước TASS rằng việc xây dựng tuyến đường dẫn khí đốt của Nga với Trung Quốc ở phần Mông Cổ có thể bắt đầu vào quý một hoặc nửa đầu năm 2024.
Yến Anh
Reuters
-
Bản tin Năng lượng xanh: EU thắt chặt quy định trợ cấp hydrogen trong bối cảnh lo ngại cạnh tranh của Trung Quốc
-
Bản tin Năng lượng xanh: Ba Lan bắt đầu kế hoạch cho vay gần 5 tỷ euro để tài trợ cho năng lượng gió ngoài khơi Biển Baltic
-
Vụ khủng bố nhằm vào Nord Stream: Gần 2 năm chưa tìm ra thủ phạm - Kỳ I: Thiệt hại khủng khiếp
-
Nhà đầu tư tích trữ vàng trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ
-
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cảnh báo rủi ro gia tăng
-
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021
-
Nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới dự kiến sa thải 17.000 nhân viên
-
Ấn Độ trên hành trình trở thành gã khổng lồ về “vàng trắng”