Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Dùng xe hút bể phốt chữa cháy: Tình thế cấp thiết

09:29 | 06/08/2018

Theo dõi PetroTimes trên
|
Liên quan đến vụ "dập lửa bằng xe... hút bể phốt" tại trung tâm thị trấn Sa Pa, Luật sư Nguyễn Anh Thơm cho rằng, đây được coi là tình thế cấp thiết.
xe hut be phot chua chay o sa pa lieu co dung luatDập lửa bằng xe... hút bể phốt

Như đã đưa tin, khoảng 14h ngày 4/8, chiếc xe du lịch 16 chỗ ngồi mang biển kiểm soát Hà Nội đang đậu trước cửa khách sạn gần bờ hồ trung tâm thị trấn Sa Pa (Lào Cai) thì bất ngờ bốc cháy dữ dội. Do ngọn lửa bốc cháy dữ dội và không có phương tiện hiện đại dập lửa kịp thời nên ít phút sau chiếc xe đã bị cháy trơ khung.

xe hut be phot chua chay o sa pa lieu co dung luat
Dùng xe hút bể phốt chữa cháy ở Sa Pa.

Điều lạ là đám cháy xảy ra rất lâu nhưng không hề thấy bóng dáng lực lượng cứu hoả. Gần 1 tiếng sau thì xuất hiện chiếc xe hút bể phốt di động đến để cứu... đống sắt vụn.

Lý giải về việc điều xe hút bể phốt đi chữa cháy, ông Lê Mạnh Hảo - Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Pa cho biết, địa phương không có đội chữa cháy chuyên nghiệp nên lực lượng công an đã dùng xe bồn hút nước từ hồ trung tâm Sa Pa để dập lửa.

Theo ông Lê Mạnh Hảo, nước ở hồ sạch nhưng do xe bồn không phải xe chuyên dụng nên không tránh khỏi chất bẩn vẫn còn trong bồn xe.

Lãnh đạo huyện Sa Pa cho rằng, trong trường hợp đó nếu không xử lý nhanh, linh hoạt thì lửa có thể lan sang nhà dân hoặc các phương tiện khác.

Ở góc độ pháp lý, Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) nhận định, xe hút bể phốt trực tiếp tham gia chữa cháy trong trường hợp này được coi là tình thế cấp thiết. Trong tình thế cấp thiết, pháp luật hình sự quy định, sẽ loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi gây thiệt hại và trong pháp luật dân sự là tình tiết loại trừ trách nhiệm dân sự.

Điều 23 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Còn Điều 171 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.

Trọng Đức