Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

“Hiệp sĩ đường phố”

Đừng khuyến khích suông!

07:00 | 19/05/2018

760 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
“Hiệp sĩ đường phố”, chọn làm việc nghĩa và đương đầu với kẻ cướp chỉ với duy nhất bằng lòng dũng cảm. Rất nhiều trong số họ đã từng bị kẻ xấu đe dọa, trả thù. Và tối ngày 13-5, hai “hiệp sĩ” đã ngã xuống. Đó là một câu chuyện đáng buồn. Song, câu chuyện sẽ còn đáng buồn hơn nữa nếu như sau đó, các “hiệp sĩ” cũng vẫn chỉ được khuyến khích hành hiệp mà không có bất kỳ một cơ chế, một sự hỗ trợ nào!  Phóng viên Báo Năng lượng Mới đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Trương Văn Vỹ, chuyên gia xã hội học tội phạm TP HCM xung quanh vấn đề này.

Tinh thần nghĩa hiệp thôi chưa đủ!

PV: Thưa ông, ông nghĩ gì về hoạt động của các nhóm “hiệp sĩ” đường phố đang hoạt động hiện nay ở TP HCM?

dung khuyen khich suong

PGS.TS Trương Văn Vỹ

PGS.TS Trương Văn Vỹ: Đầu tiên, phải nói rằng các “hiệp sĩ” này bắt nguồn từ tính cách, nghĩa cử người Nam Bộ, kiểu Lục Vân Tiên ngày xưa là ra đường thấy chuyện bất bình chẳng tha. Kế đến, họ bất bình và căm ghét bọn cướp giật hoành hành nên muốn ra tay góp phần giữ gìn bình yên cho phố xá. Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh đến nguyên nhân là do xã hội chưa lành mạnh, yên bình, tội phạm nhiều thì xuất hiện nhiều “hiệp sĩ”.

Hoạt động của họ đã nhanh chóng mang lại hiệu quả khi mà nhiều vụ cướp giật được ngăn chặn và xử lý kịp thời, cũng như đã có nhiều tên cướp bị bắt nhờ sự ra tay của các “hiệp sĩ” đường phố. Chính vì thế mà họ dần được nhân dân quý mến, cảm phục và thậm chí còn như là một phần biểu tượng của niềm tin, an toàn trên phố. Sau đó, họ được chính quyền và xã hội khuyến khích, ủng hộ và từ đó dần nhân rộng mô hình này. Đó cũng là tình cảm hết sức bình thường của xã hội.

Song, khi bình tâm mà nhìn lại thì hoạt động của các “hiệp sĩ” đường phố tồn tại quá nhiều vấn đề, nhất là liên quan đến pháp lý.

Nhiều “hiệp sĩ” đã bị hăm dọa, trả thù, bị tấn công và vừa qua đã có những người bị tàn sát bởi những tên cướp. Họ làm việc nghĩa nhưng không có bất kỳ một cơ sở pháp lý nào, không có cơ chế nào để bảo vệ họ. Họ đương đầu với những tên tội phạm nguy hiểm chỉ bằng thứ vũ khí duy nhất là lòng quả cảm. Và những vụ việc thương tâm như vừa qua lại là những điều được báo trước!

Hiệp sĩ - họ làm việc nghĩa nhưng không có bất kỳ một cơ sở pháp lý nào, không có cơ chế nào để bảo vệ họ. Họ đương đầu với những tên tội phạm nguy hiểm chỉ bằng thứ vũ khí duy nhất là lòng quả cảm.

Cho nên, tôi thấy việc này nên xem xét lại một cách chi tiết. Chúng ta có thể khuyến khích họ hoạt động, nhưng phải xây dựng cho họ cơ chế, có những quy định về quyền và nghĩa vụ cụ thể. Còn nếu chỉ làm với tinh thần nghĩa hiệp như lâu nay thôi thì không thể nào làm tốt được và sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy.

PV: Thực tế, chúng ta đã bàn về việc này từ nhiều năm qua, nhưng cho đến nay, để các “hiệp sĩ” đường phố có một sự chính danh vẫn là điều chưa thể…

PGS.TS Trương Văn Vỹ: Cũng khó trách, bởi xem ra rất khó để xây dựng cho họ những cơ sở pháp lý rõ ràng, bởi họ chỉ là những người dân bình thường. Họ vẫn chỉ làm với tinh thần tự nguyện, tự giác, giữa đường thấy bất bình ra tay tương trợ mà thôi. Họ không thể nào có quyền theo dõi, bắt người, giữ người… Nếu họ làm những việc đó trước thì họ sẽ là những người phạm luật đầu tiên chứ không phải là những tên tội phạm kia. Vậy nên khả năng họ phải chịu thiệt thòi là rất cao. Cho đến giờ này, không ai có thể bảo vệ các “hiệp sĩ” ngoài chính bản thân họ.

dung khuyen khich suong

“Hiệp sĩ” trong một lần bắt cướp tại TP HCM

PV: Dư luận từng nhiều lần băn khoăn, phải chăng trong một xã hội thượng tôn pháp luật thì những anh hùng kiểu Lục Vân Tiên cũng không nên khuyến khích. Ông nghĩ sao?

PGS.TS Trương Văn Vỹ: Điều đó không sai, bởi các “hiệp sĩ” hoạt động không dưới một cơ chế pháp lý nào. Nếu họ thành việc thì được, nhưng lỡ như trong quá trình truy đuổi trộm cướp trên đường, họ vô tình gây tai nạn cho người dân thì sao? Khi đó, hiệp sĩ bình đẳng trước pháp luật, có chăng thì động cơ chỉ là một tình tiết giảm nhẹ. Và tất nhiên những bất trắc, thiệt thòi xảy ra, không ai khác là họ và gia đình phải tự gánh chịu… Không phải hiệp sĩ nào cũng như Lục Vân Tiên văn, võ song toàn để có thể tự bảo vệ mình và người xung quanh. Cho nên việc người dân bắt cướp, thay thế lực lượng chuyên trách hành pháp, rõ ràng là hành vi nguy hiểm.

Ở thời điểm này, nói ra có vẻ là bất nhẫn, không được nhiều người đồng tình, song nếu bình tâm nhìn lại thì việc chỉ khuyến khích suông phong trào hiệp sĩ mà không tổ chức, quản lý họ bài bản, có cơ sở pháp lý rõ ràng thì đó là một sự ích kỷ, là không nên. Hiệp sĩ có chăng chỉ là lực lượng hỗ trợ cơ quan chức năng trong việc phát hiện, bắt tội phạm thôi, chứ không thể nào xem họ như là một lực lượng để trấn áp tội phạm như công an được.

Cần chính danh…

PV: Xã hội có nhiều lực lượng tham gia bảo đảm an ninh trật tự nhưng xã hội vẫn đặt niềm tin và hy vọng quá nhiều vào các hiệp sĩ. Đây là một điều gián tiếp nói lên rằng, một bộ phận thực thi pháp luật vẫn chưa làm tròn chức năng, nhiệm vụ của mình?

PGS.TS Trương Văn Vỹ: Chúng ta cần hiểu rõ điều này, về mặt lý thuyết của chống tội phạm và hành vi sai lệch xã hội thì nhiệm vụ chống tội phạm và những hành vi sai lệch là của toàn dân, toàn xã hội chứ không riêng là nhiệm vụ của các lực lượng chức năng; không một ai đứng ngoài cuộc chiến chống tội phạm cả. Nhưng đa số hiện nay chỉ thấy rằng, xử lý tội phạm là vấn đề liên quan trực tiếp đến công an thôi, trong khi thực tế thì một mình lực lượng công an không thể nào giải quyết hết được. Và theo thống kê thì đa số các vụ án mà công an phá được đều có sự tham gia của quần chúng nhân dân, họ phát hiện, tố giác và cả tham gia bắt giữ tội phạm.

Như vậy, vai trò của nhân dân trong công tác phòng chống tội phạm là rất lớn, rất cần thiết, thiếu nhân dân thì chắc chắn không đạt được hiệu quả cao.

Ngoài công an thì còn có các lực lượng như dân phòng, dân quân tự vệ… Trong đó, dân phòng ít nhiều có cơ sở pháp lý, được phép sử dụng công cụ hỗ trợ như gậy, có đồng phục để nhận diện. Nhưng đây cũng chỉ là lực lượng hỗ trợ công an thôi chứ họ cũng không hề có quyền theo dõi hay bắt giữ tội phạm. Các hiệp sĩ thì càng không có cơ sở pháp lý nào ngoài việc được ghi nhận bởi tinh thần nghĩa hiệp. Ở đây chúng ta cần phân biệt rõ chuyện giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha khác với theo dõi, truy bắt tội phạm. Đây là hai chuyện rất khác.

Kêu gọi sự ủng hộ của mọi người dân trong công tác phòng chống tội phạm là tốt, nhưng để khuyến khích xây dựng và phát triển đội ngũ “hiệp sĩ đường phố” thì cơ quan chức năng cần có cơ chế pháp lý rõ ràng và công nhận tổ chức này một cách chính danh. Còn không thì cũng cần phải có những cảnh báo, chúng ta không thể khuyến khích suông người dân đương đầu với tội phạm hung hãn như vậy!

dung khuyen khich suong

Biếm họa về hiệp sĩ đường phố(ảnh TT)

PV: Qua vụ việc thương tâm với các hiệp sĩ vừa qua, chúng ta nên nhìn nhận lại thế nào về hoạt động của các “hiệp sĩ đường phố”, thưa ông?

PGS.TS Trương Văn Vỹ: Để công minh, minh bạch, tạo điều kiện người tốt làm điều tốt thì điều rất cần thiết là phải chính danh. Mọi thứ nhập nhèm, mập mờ đều dẫn đến tai hại cả. Cho nên nếu cần sự hỗ trợ của đội hiệp sĩ này thì cần cho họ danh phận, có tổ chức, được phân quyền, phân cấp, rồi phải được hỗ trợ về phương tiện, công cụ, đào tạo… chứ không thể để họ tự đương đầu với kẻ xấu chỉ bằng lòng quả cảm được. Nhất là với tâm lý tội phạm biết mình làm việc sai trái nên khi bị phát hiện thì sẽ chống đối đến cùng để tìm đường thoát thân.

PV: Giả sử chúng ta không thể tạo ra được một cơ chế pháp lý nào thì sao?

PGS.TS Trương Văn Vỹ: Phải ghi nhận rằng, các hiệp sĩ có lợi ích rất lớn cho xã hội, nếu trong lúc này chúng ta không khuyến khích họ thì dễ làm nhụt chí, trong khi xã hội quá nhiều sự thờ ơ lãnh đạm. Nên giả sử không thể tạo cho họ một cơ chế hoạt động rõ ràng, thì trong điều kiện, khả năng của mọi người mà làm và có các cách phối hợp với cơ quan chức năng một cách bài bản, chặt chẽ hơn để xử lý vụ việc một cách hiệu quả hơn. Thứ hai là cần phải có sự đào tạo, trang bị những kỹ năng cần thiết để họ hành nghĩa.

Và cũng phải nhắc đến việc là trước đây, TP HCM từng có lần đề xuất thành lập lại đội Săn bắt cướp. Trong tình hình hiện nay, phải chăng chúng ta nên cân nhắc lại một cách nghiêm túc đề xuất này.

PV: Cảm ơn ông!

Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó chủ tịch Hội Luật gia TP HCM: Cần “nâng cấp” nhóm hiệp sĩ đường phố

dung khuyen khich suong

Nhiều người hay bất an về tội phạm đường phố và đội hiệp sĩ thì có thể tham gia ngăn chặn hành vi xấu ngay lập tức. Tình cảm xã hội dành cho hiệp sĩ là điều dễ hiểu và chính quyền nên công nhận vai trò của hiệp sĩ đường phố, dẫu không phải là lực lượng công vụ nhưng họ cũng là một trong những lực lượng quần chúng nhân dân bảo vệ an ninh trật tự xã hội. Những mất mát vừa qua là điều đáng tiếc, họ đã tình nguyện xả thân vì nghĩa nên chính quyền cần có những chính sách công nhận họ.

Hiện tại ở TP HCM, hiệp sĩ đường phố là kiểu hoạt động tự phát nên không thể tránh khỏi những quan ngại về tính chính danh và cơ sở pháp lý. Thực tế, tôi đã tham gia rất nhiều hội thảo bàn về việc quản lý, tổ chức đội hiệp sĩ đường phố, song cho đến nay mọi thứ vẫn chưa được triển khai. Nhóm hiệp sĩ đường phố ra đời ngày càng nhiều nhưng chưa được nhà chức trách quan tâm đúng mực. Và nếu cho phép tổ chức lực lượng hiệp sĩ thì nên tồn tại những văn bản pháp luật, quy định quyền và nghĩa vụ.

Theo tôi, cách đơn giản nhất là nên có cơ chế như đưa nhóm hiệp sĩ vào lực lượng dân quân tự vệ, hoạt động dưới cơ chế pháp lý của đội dân quân tự vệ địa phương. Nếu làm được như thế, họ sẽ được đào tạo, trang bị những kỹ năng, công cụ cần thiết để hoạt động. Như đội hiệp sĩ ở Bình Dương họ đã có quy chế riêng.

Tôi đồng ý với quan điểm là ở một xã hội thượng tôn pháp luật thì mọi hành động đều phải tuân theo pháp luật, có cơ chế, quy định rõ ràng. Xã hội chúng ta cũng đang có các lực lượng chuyên nghiệp bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội. Thế nhưng không thể thiếu sự giúp sức của nhân dân, là lực lượng làm nhiệm vụ công cộng phụ trợ cho lực lượng chính quy. Vấn đề là phải đào tạo, trang bị và tổ chức lực lượng này một cách bài bản. Họ sẽ là lực lượng tay mắt và hỗ trợ cho công an hiệu quả. Hãy thử tưởng tượng, nếu không có cơ chế nào cho những hiệp sĩ đường phố tồn tại thì ai sẽ làm những việc đó, trong khi lực lượng chức năng không thể nào đủ quân số để tỏa đi hết khắp mọi con hẻm.

Cho nên, rất cần thiết tồn tại các hiệp sĩ đường phố nhưng phải “nâng cấp”, phải quy hoạch và đào tạo, trang bị cho họ, để cùng nghĩa khí của họ góp phần bảo vệ bình yên cho nhân dân.

Mô hình “hiệp sĩ đường phố” chuyên nghiệp ở Bình Dương

Hiện tại, 91/91 xã, phường trên địa bàn tỉnh này đều đã thành lập CLB Phòng chống tội phạm. Trong đó, nổi bật nhất là nhóm “hiệp sĩ” tại phường Phú Hòa.

UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành nhiều văn bản để quy định hoạt động của “hiệp sĩ”. Đáng chú ý nhất là Quyết định 43 ban hành năm 2013 quy định về quy chế tổ chức và hoạt động của CLB Phòng chống tội phạm tỉnh Bình Dương. Các CLB này chia làm hai đội: Đội Tuyên truyền phổ biến pháp luật và Đội Xung kích phòng chống tội phạm. Các “hiệp sĩ” săn bắt cướp trên đường là thành viên của Đội Xung kích phòng chống tội phạm.

Theo quy chế hiện hành, trưởng công an phường là đội trưởng của Đội Xung kích trong CLB Phòng chống tội phạm, còn đại diện các “hiệp sĩ” làm đội phó. Vì vậy, trưởng công an phường có trách nhiệm quán xuyến, phối hợp với hội viên để bắt tội phạm. Khi hoạt động, các “hiệp sĩ” phải có báo cáo cho đội trưởng.

Về hoạt động của “hiệp sĩ” tại Bình Dương, chủ yếu tham gia bắt các tội phạm quả tang như trộm, cướp, tội phạm truy nã. Xét về khía cạnh pháp luật thì đối với các loại tội phạm quả tang này, bất cứ người dân nào cũng có quyền bắt giữ để giao lại cho cơ quan công an tiếp tục xử lý.

Có thể nói, đây là mô hình “hiệp sĩ đường phố” khá chuyên nghiệp, hoạt động bài bản; là điển hình có thể nhân rộng áp dụng ở các địa phương khác.

dung khuyen khich suongTP HCM đề nghị công nhận liệt sĩ đối với 2 hiệp sĩ tử vong
dung khuyen khich suongBộ LĐTB&XH ủng hộ truy tặng liệt sĩ cho hai hiệp sĩ
dung khuyen khich suongTướng Phan Anh Minh: "Hiệp sĩ làm việc nghĩa cũng phải xác định giới hạn"

Lê Trúc