Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Quốc hội thảo luận Luật Thủ đô:

Đừng để trung tâm kinh tế thành trung tâm… sinh kế?

16:25 | 05/11/2012

823 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) – Trong phiên thảo luận tại hội trường sáng 5/11 về Dự thảo Luật Thủ đô, đa số các đại biểu ủng hộ cơ chế tài chính riêng cho thành phố Hà Nội để Thủ đô chủ động hơn trong việc nắm bắt các cơ hội phát triển đang ngày càng rõ nét. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều khiển phiên họp.

Dự thảo Luật quy định rõ: Thủ đô là đô thị đặc biệt, là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở chính của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; trung tâm lớn về văn hóa, khoa học và công nghệ, giáo dục, y tế, kinh tế và giao dịch quốc tế; nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng nhất của đất nước.

Sau lần điều chỉnh quy hoạch Thủ đô lần đầu tiên năm 1961, thông qua đó xác định sự gắn kết giữa cơ chế, chính sách đặc thù với sự điều chỉnh quy hoạch Thủ đô Hà Nội phù hợp qua từng thời kỳ, nhất là sau khi Hà Nội được mở rộng địa giới hành chính vào năm 2008. Dự thảo Luật khẳng định lịch sử phát triển hằng nghìn năm đã để lại cho Thủ đô quỹ di sản đô thị phong phú, mà ít thủ đô của quốc gia nào trên thế giới có được, nên việc ban hành những có chế, chính sách đặc thù góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử đó là cần thiết.

Bên cạnh đó, Dự thảo Luật cũng nhấn mạnh thêm về việc quy định những cơ chế, chính sách đặc thù trong dự thảo Luật Thủ đô không phải là vấn đề mới, mà chỉ là sự kế thừa, phát triển một cách có hệ thống những chính sách (đặc thù) gắn với lịch sử hình thành và phát triển Thủ đô Hà Nội đã có từ hằng trăm năm nay.

Hà Nội với vị trí, vai trò là Thủ đô như đã xác định tại Điều 3 của dự thảo Luật , thì cần phân tích, lý giải về mục đích, ý nghĩa của những cơ chế, chính sách ĐẶC THÙ quy định trong dự thảo Luật nhằm xây dựng, phát triển Thủ đô của cả nước, chứ không phải là dành ĐẶC QUYỀN, đặc lợi riêng cho Hà Nội với tư cách là một đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Xung quanh vấn đề cơ chế tài chính, quản lý nhập cư vào nội thành, áp dụng mức thu phí cao hơn với các phương tiện vào nội đô và mức xử phạt cao hơn cả nước trong các lĩnh vực đất đai, văn hoá, xây dựng thu hút sự quan tâm góp ý của nhiều đại biểu. Đa số các ý kiến ủng hộ việc hạn chế nhập cư, trong đó quy định chặt hơn về điều kiện nhập khẩu vào nội thành phải có nhà ở với diện tích tối thiểu theo quy định. Theo đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa), quy định như vậy mới đảm bảo luật được thực hiện nghiêm túc, nếu không, một số người dân có thể sẽ làm theo kiểu hình thức để đối phó.

Trong buổi thảo luận Hội trường sáng nay, dẫn chứng về sự cần thiết phải quản lý dân cư nhập cư nội thành, đại biểu Phạm Thị Hồng Nga (Hà Nội) dẫn chứng ngay trong lĩnh vực bà công tác. "Hà Nội đang chịu áp lực về tăng dân số rất lớn, năm nay, Thủ đô đã có 1,6 triệu học sinh, mỗi năm tăng xấp xỉ 100.000 học sinh, không đủ điều kiện để xây trường kịp với tốc độ gia tăng dân số. Nếu chúng ta cứ tiếp tục chính sách nhập cư như hiện nay thì không thể tránh được việc sĩ số mỗi lớp học rất và như vậy cũng khó đảm bảo chất lượng", đại biểu Nga nói.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) đề xuất, toàn hệ thống chính trị cần chú tâm xây dựng Hà Nội thành trung tâm kinh tế - văn hóa của cả khu vực Đông Nam Á, để từ đó nâng tầm vị thế quốc gia trong con mắt bè bạn quốc tế. Riêng với vấn đề lao động tạm cư, Đại biểu Thành đánh giá cao bộ phận dân cư này góp phần tích cực xây dựng, phát triển kinh tế của Thủ đô. Tuy nhiên, đây cũng là bộ phận đang gây nên những rắc rối, dù nhỏ, trong công tác quản lý hành chính. Chúng ta cần phải xác định Hà Nội sẽ là trung tâm kinh tế hay trung tâm sinh kế?

 Đại biểu Nguyễn Đức Chung khẳng định Dự thảo Luật Thủ đô chỉ kiểm soát chứ không cấm đoán người dân nhập cư.

Với Đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa), chức năng là trung tâm chính trị-kinh tế-xã hội là chức năng quan trọng nhất của Thủ đô của bất cứ quốc gia nào. Tuy nhiên, là trung tâm thì rác thải, kẹt xe, ô nhiễm môi trường... không thể ở mức báo động, gây sức ép ngược trở lại lên chính quyền và người dân Thủ đô Hà Nội như hiện tại. Chung quan điểm, Đại tá Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an TP Hà Nội chia sẻ, cử tri và hàng triệu người dân Hà Nội rất mong Quốc hội sớm xem xét, thông qua Dự thảo Luật, để từ đó trở thành cơ sở pháp lý giúp Thủ đô được nắm bắt những cơ hội phát triển trong thời kỳ hội nhập.

“Địa phương nào cũng có người nhập cư, mọi thành phố đều phải cảm ơn người nhập cư. Việc hạn chế tăng cơ học số dân vào nội thành được quy định hết sức chặt chẽ trong Dự thảo Luật, và đặc biệt không trái với Luật Cư trú. Dự thảo Luật chỉ đơn giản là kiểm soát chứ không hề cấm đoán người nhập cư vào Hà Nội. Vì thực tế, tỷ lệ người tạm trú giữa các quận nội – ngoại thành có độ chênh lệch rất lớn. Đến năm 2020, dân số dự kiến của Thủ đô Hà Nội là 13-14 triệu người, mật độ dân cư ở một số quận nội thành rất cao, ví dụ Đống Đa là 37.000 người /km2, Hai Bà Trưng là 30,000/km2. Ở lĩnh vực tham gia quản lý, đại biểu Nguyễn Đức Chung ủng hộ việc thiết lập các điều kiện để hạn chế nhập cư nội thành. Thống kê cho thấy, 33-35% tỉ lệ tội phạm ở Hà Nội là người ngoại tỉnh, vì vậy, việc hạn chế nhập cư nội thành chính là nhằm giúp Hà Nội thực hiện tốt quy hoạch chung của Chính phủ, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân Thủ đô, giúp Hà Nội an toàn hơn.

Đại biểu Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp lưu ý, đối với khu vực ngoại thành, việc nhập cư vào Hà Nội được thực hiện theo Luật cư trú, không có khác biệt.

“Luật Thủ đô chỉ hạn chế nhập cư nội thành và quy định này xét cho cùng cũng là để đảm bảo cuộc sống cho những người nhập cư cũ và mới, phù hợp với quy mô dân số mà Quy hoạch chung của Hà Nội đã đề ra. Hà Nội hiện đang thực hiện giãn dân từ nội thành ra ngoại thành để cân đối lại quy mô dân số, đang phải đầu tư dự án giãn dân phố cổ hết sức tốn kém, đang quá tải nơi ở, học hành, giao thông... mà chúng ta lại vẫn tiếp tục đưa một bộ phận dân cư vào thì sẽ khó đảm bảo điều kiện cho người dân đang sinh sống. Vì vậy, Hà Nội cần có những quy định hạn chế ở một mức độ nhất định. Quy định này không có nghĩa là hạn chế lao động tự do, nếu luật được thông qua, họ vẫn tự do sinh sống như hiện nay”, đại biểu Đinh Xuân Thảo trả lời báo giới bên lề buổi thảo luận Hội trường sáng nay. “Nhiệm vụ của Nhà nước là phải lo cuộc sống tốt hơn cho nhân dân. Không chỉ Thủ đô Hà Nội, TP HCM cũng phải chịu sức ép lớn về dân cư, chất lượng giáo dục, giao thông...”.

Tùng Lê