Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Đua nhau mở rộng diện tích, hàng loạt nông sản đua nhau rớt giá thảm hại

13:47 | 04/03/2019

489 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Thời gian gần đây, hàng loạt những loại cây trồng chủ lực có năng suất cao, đặc biệt nhiều loại nông sản có giá trị xuất khẩu lớn lại phải chịu cảnh “rớt giá” thảm hại. Nguyên nhân chính khiến giá các loại nông sản này giảm được chỉ rõ phần lớn do cung vượt cầu.  
dua nhau mo rong dien tich hang loat nong san dua nhau rot gia tham haiTháo gỡ khó khăn để không còn chuyện “giải cứu” nông sản tái diễn
dua nhau mo rong dien tich hang loat nong san dua nhau rot gia tham haiNông sản Việt chinh phục thị trường thế giới
dua nhau mo rong dien tich hang loat nong san dua nhau rot gia tham hai80% nông sản Việt bán ra thế giới "sống tầm gửi" bằng thương hiệu nước ngoài

Cà phê – Nhiều nông dân thiệt đơn thiệt kép

Hiện giá cà phê nhân xô ở khu vực các tỉnh Tây nguyên dao động trên dưới 33.000 đồng/kg. Hai niên vụ trước, giá cà phê nhân xô ở khu vực này từ mức giá hơn 40.000 đồng đã tụt xuống 35.000 đồng/kg và tụt xuống mức giá như hiện nay. Hàng chục ngàn hộ trồng cà phê ở Tây nguyên thiệt đơn thiệt kép.

dua nhau mo rong dien tich hang loat nong san dua nhau rot gia tham hai
Hiện cả nước có khoảng 600.000 ha cà phê

Cả nước có khoảng 600.000 ha cà phê, riêng khu vực Tây nguyên đã chiếm đến hơn 90% diện tích. Đa số diện tích này là cà phê kinh doanh. Niên vụ cà phê 2018 - 2019 do thời tiết biến động thất thường, lượng mưa kéo dài khiến cây bị rụng trái, lép hạt... dẫn đến giảm năng suất mạnh. Nhiều vùng bị giảm năng suất từ 20 - 30%.

Theo các đơn vị chức năng, một trong những nguyên nhân làm cho giá cà phê nhân giảm mạnh là do các nông hộ đầu tư mở rộng diện tích cà phê một cách ồ ạt, không theo quy hoạch, kế hoạch làm cho nguồn cung dồi dào, trong khi đó nhu cầu không tăng.

Lúa, gạo – Thị trường xuất khẩu trầm lắng

Tại thị trường trong nước, giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm trong bối cảnh thu hoạch vụ Đông Xuân đang vào vụ rộ, trong đó giá lúa tại Kiên Giang giảm mạnh nhất. Cụ thể, lúa IR50404 giảm từ 6.000 đồng/kg xuống còn 5.400 đồng/kg; lúa OM 4218 giảm 300 đồng/kg; lúa OM 6976 giảm 300 đồng/kg; lúa Jasmine giảm 400 đồng/kg.

dua nhau mo rong dien tich hang loat nong san dua nhau rot gia tham hai
Xuất khẩu gạo tháng 3 sẽ tiếp tục gặp khó khăn

Tổng cục Thống kê cho biết, xuất khẩu gạo trong hai tháng đầu năm của Việt Nam được dự báo giảm 4,9% so với năm ngoái xuống 788.000 tấn. Giá trị xuất khẩu gạo trong cùng giai đoạn ước giảm 17,5% xuống 335 triệu USD.

Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản dự báo, xuất khẩu gạo tháng 3 sẽ tiếp tục gặp khó khăn do các thị trường lớn của Việt Nam như Philippines và Indonesia chưa có kế hoạch nhập khẩu năm 2019.

Nhiều nông dân cho biết giá lúa giảm mạnh, khó bán, trong khi giá vật tư nông nghiệp đã đầu tư hồi đầu vụ tăng rất mạnh, khiến lợi nhuận từ hoạt động sản xuất lúa của họ “teo” dần.

Hạt Điều – Diện tích tăng, giá giảm

Tương tự là cây điều. Sau 2 năm giá điều tăng chóng mặt, lúc cao điểm lên đến 50.000 đồng/kg tươi khiến người dân đổ xô trồng loại cây này. Theo thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai, diện tích cây điều toàn tỉnh lên đến 15.000 ha từ năm 2015 và tăng mạnh những năm gần đây do giá điều cao.

dua nhau mo rong dien tich hang loat nong san dua nhau rot gia tham hai
Giá điều thời điểm hiện tại chỉ dao động từ 28.000 - 31.000 đồng/kg tươi

Số diện tích này tập trung ở các huyện Krông Pa, Ia Pa, Đức Cơ, Ia Grai, Kon Chro. Thế nhưng, trái ngược với mức tăng diện tích, hiện giá điều chỉ dao động từ 28.000 - 31.000 đồng/kg tươi khiến nhiều nông dân trồng loại cây này vỡ mộng.

Hồ tiêu – Tuột giá không phanh

Hồ tiêu từng được ví là “vàng đen” bởi lúc cao điểm trong các năm 2014 - 2015 giá lên đến 200.000 - 220.000 đồng/kg. Giá cao, cả nông dân cùng những người không chuyên như cán bộ, công nhân viên nhà nước cũng bị cuốn vào “cơn lốc” đổ xô mua đất trồng tiêu. Nhiều vườn cà phê đang kinh doanh bị phá ngang để trồng loại cây này. Toàn khu vực Tây nguyên bị vỡ quy hoạch, diện tích hồ tiêu lên đến cả chục ngàn héc ta. Cả nước có khoảng 150.000 ha hồ tiêu thì Tây nguyên đã chiếm 2/3 diện tích.

dua nhau mo rong dien tich hang loat nong san dua nhau rot gia tham hai
Cả nước hiện có khoảng 150.000 ha hồ tiêu

Từ hai năm trở lại đây, giá tiêu tuột dốc không phanh, hiện chỉ còn 42.000 - 43.000 đồng/kg. Với suất đầu tư từ 250 - 300 triệu đồng/ha, nếu có đất sẵn, và phải đến năm thứ 3 mới bắt đầu cho thu hoạch, giá hồ tiêu rớt sâu khiến nông dân bị lỗ nặng. Nhiều nông dân đang ôm đống nợ ngân hàng và khó có khả năng trả.

Theo thống kê của Viện Khoa học nông - lâm nghiệp Tây nguyên, từ cuối năm 2018, toàn vùng Tây nguyên có hơn 3.000 ha hồ tiêu bị chết do bệnh hại và hàng ngàn héc ta nữa đang nhiễm bệnh. Trong đó, tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm nhiều nhưng hiện chưa có thuốc đặc trị.

Khoai lang Nhật – Thương lái bỏ chạy

Lúc cao điểm, giá khoai có khi lên tới 14.000 đồng/kg, hiện chỉ trong khoảng 1.500 - 5.000 đồng/kg tùy loại. Trung bình mỗi héc ta khoai lang Nhật có năng suất 15 - 30 tấn, tùy đất và công đầu tư, chăm sóc.

dua nhau mo rong dien tich hang loat nong san dua nhau rot gia tham hai
Hơn 700 ha khoai lang Nhật ở Huyện Phú Thiện (Gia Lai) không tìm ra thương lái mua

Thời điểm này đang vào mùa thu hoạch, thế nhưng hơn 700 ha khoai lang Nhật ở Huyện Phú Thiện (Gia Lai) không tìm ra thương lái mua hoặc phải bán với giá rẻ mạt.

Nhiều thương lái cho biết họ cũng gặp cảnh tiến thoái lưỡng nan. Khi giá cao, thương lái đặt mua khoai. Nhiều người đặt cọc một nửa tiền. Bây giờ giá xuống thấp quá, nguy cơ mất trắng tiền đặt cọc vì mua vào như cam kết ban đầu càng lỗ nặng.

Mặc dù đã được ngành nông nghiệp khuyến cáo không nên phát triển diện tích khoai lang tím Nhật ồ ạt bởi thị trường tiêu thụ không ổn định, nhưng vì lợi nhuận, bà con nông dân vẫn trồng loại cây này.

Minh Lê