Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Dư luận "dậy sóng" vì mùa thi lạ lùng chưa từng có

07:10 | 22/08/2015

Theo dõi PetroTimes trên
|
Kỳ thi THPT Quốc gia và xét tuyển ĐH đợt 1 vừa kết thúc với rất nhiều bất cập và nhiều điều đáng nói. Hiếm có kỳ thi nào từ trước đến nay khiến dư luận "dậy sóng" như kỳ thi năm nay. PetroTimes xin điểm lại thông tin đăng trên một số báo điện tử đánh giá về vấn đề này.

Bộ GD-ĐT chưa lường hết khó khăn của kỳ thi THPT quốc gia

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2014-2015 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên ngày 12/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá: Đối với kỳ thi THPT quốc gia, theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trong kỳ thi vừa qua, giáo dục thường xuyên đỗ tốt nghiệp thấp, trong đó một tỉ lệ lớn bị điểm liệt. Điều đó chứng tỏ chất lượng giáo dục thực sự có vấn đề.

Dư luận cũng quan tâm và bức xúc về xét tuyển. Thực ra vấn đề này đã nêu ra nhưng Bộ GD-ĐT khẳng định đã lường được và yên tâm. Nhưng thực tế cho thấy Bộ chưa lường được hết.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ GD-ĐT tiếp tục lắng nghe, trên tinh thần cầu thị, sẵn sàng chịu vất vả, điều chỉnh nếu cần thiết để tất cả vì thí sinh.

(Báo Nông nghiệp Việt Nam)

09-1ce4683d300db70607ff621bd3d3f805-06-1-1
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia 2015

PGS Văn Như Cương: Nhiều thí sinh trượt đại học oan

“Trong suốt thời gian làm trong giáo dục, tôi chưa từng thấy việc tuyển sinh rối loạn như năm nay, chưa có quốc gia nào có cách thi như nước ta.

Dư luận đã phản ánh hoàn toàn đúng khi miêu tả về việc xét tuyển NV1 như “đánh đề”, “chơi sổ số”. Tôi thấy, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã nói rút kinh nghiệm nhưng vẫn không thay đổi gì, có lẽ "kinh nghiệm" quá nhiều nên "rút" mãi không xong.

Với cách tuyển sinh này, các trường đại học cũng lúng túng khi điểm chuẩn dự kiến liên tục thay đổi theo giờ, ngày. Thí sinh không rõ thông tin, bị động trong khâu xét tuyển, cuống cuồng rút hồ sơ - nộp hồ sơ, dẫn đến việc điểm chuẩn các trường khác biến động theo dây chuyền. Điều này dẫn đến hàng loạt thí sinh điểm cao trượt khỏi ngưỡng an toàn trong giây phút gần giờ chót. Có rất nhiều thí sinh trượt đại học oan vì điều này”.

“Theo tôi, điều Bộ GD&ĐT cần làm ngay bây giờ là tổng kết rõ, kỳ thi thành công ở chỗ nào, thất bại ở đâu. Tôi đánh giá, ba tiêu chí của kỳ thi năm nay đều không thực hiện được. Thứ nhất, tiết kiệm của ngân sách và nhân dân trong khi thực tế thí sinh, phụ huynh phải đi lại và theo dõi suốt nguyện vọng trong suốt quá trình dài.

Thứ hai, Bộ GD&ĐT từng tuyên bố sẽ tổ chức một kỳ thi “không gây sốc”, tuy nhiên thực tế cho thấy các em quay cuồng trong suốt thời gian dài. Thứ ba, kỳ thi có hai mục đích tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, nhưng việc xét tuyển thất bại trong khâu phân bố nguyện vọng rất "lôi thôi". Tôi vẫn đánh giá kỳ thi thất bại hoàn toàn. Tôi cho rằng, lời xin lỗi của Bộ GD&ĐT và nhân dân là cần thiết”.

(Báo điện tử Zing)

Thí sinh

Thí sinh "rối loạn" trong những ngày "nước rút"

Chỉ còn 3 ngày nữa là kết thúc đợt đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 vào các trường ĐH. Sáng 17/8, đã khá đông thí sinh đã tập trung về các trường Đại học Top đầu ở Hà Nội để rút hồ sơ. Thế nhưng, nhiều thí sinh rơi vào trạng thái “hoang mang” không biết, quyết định của mình có đúng đắn?

Bộ GD-ĐT nên có một lời xin lỗi

Có lẽ ngày 20-8 sẽ đi vào lịch sử tuyển sinh ở nền giáo dục nước ta. Trước khi diễn ra kỳ xét tuyển có một không hai này, những cán bộ làm công tác tuyển sinh - có bề dày kinh nghiệm hàng chục năm - cũng không thể tưởng tượng được hết những rắc rối, những chuyện bi hài, những tiếng thở dài não nề, sự lo lắng đến cùng cực của thí sinh, phụ huynh và chính các trường.

Dư luận ví kỳ xét tuyển này giống như thị trường chứng khoán, nộp vào rút ra... Sự ví von ấy đã là quá ê ẩm cho Bộ Giáo dục - đào tạo, nhưng trên thực tế của ngày 20-8, ngày cuối của đợt 1 đăng ký xét tuyển, thì nó cũng chưa lột tả hết được nỗi lo lắng đến tăng huyết áp, đau tim của phụ huynh và thí sinh.

Trưởng phòng đào tạo của một trường ĐH tại TP.HCM kể rằng cứ năm phút một lần, phòng đào tạo, ban giám hiệu, phòng công nghệ thông tin lại hội ý, rồi căng mắt nhìn lên màn hình theo dõi số liệu. Bên ngoài, phụ huynh và thí sinh ngồi chờ chực đông nghịt.

Bộ GD-ĐT cũng đã lên tiếng thừa nhận nhưng cũng chỉ để rút kinh nghiệm tổ chức kỳ thi được tốt hơn trong những năm tới. Nhưng với những gì thực tế diễn ra, chúng tôi nghĩ Bộ GD-ĐT cần phải có một lời xin lỗi công khai, chân thành.

Chưa chắc phụ huynh và thí sinh chấp nhận vì một lời xin lỗi không đủ để đổi lấy những gì mà họ phải trải qua trong 20 ngày qua; nhưng chí ít lời xin lỗi cũng thể hiện tấm lòng thành, thể hiện nét văn hóa của những người đứng đầu Bộ GD-ĐT.

(Báo Tuổi trẻ)

13-20150821085915-b
Phụ huynh và thí sinh tới rút - nộp hồ sơ tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân

TS Nguyễn Đức Nghĩa: 'Bộ Giáo dục nợ thí sinh một lời xin lỗi'

TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM cho rằng, đáng lẽ kỳ thi THPT quốc gia kết thúc tốt đẹp nhưng đến cuối cùng lại gây ra quá nhiều xáo trộn, khó khăn cho thí sinh, phụ huynh, các trường đại học và cả xã hội.

Tất cả vấn đề này nằm ở Bộ Giáo dục và Đào tạo, mà cụ thể là Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục vì đã can thiệp quá nhiều, quá sâu vào quy trình xét tuyển của các trường đại học. Bộ đã buộc tất cả trường phải dùng phần mềm xét tuyển chung - là nguyên nhân gây ra rối rắm như vừa qua.

Theo ông Nghĩa, trước đây tổ chức kỳ thi đại học, cao đẳng là 3 chung, lẽ ra năm nay còn 2 chung bao gồm tổ chức thi chung giờ và chung đề. Nhưng thực tế kỳ thi đã trở thành 4 chung, gồm: chung giờ, chung đề, xét tuyển chung, phần mềm để xét tuyển cũng chung. Chính phần mềm xét tuyển chung là "đầu dây mối rợ" gây nên tất cả xáo trộn.

Về mặt kỹ thuật, phần mềm chung đã buộc tất cả dữ liệu tập trung vào một đầu mối là Cục Khảo thí. Với cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin yếu kém, không có sự chuẩn bị chu đáo của Cục đã dẫn đến nhiều rắc rối, mà dấu hiệu đầu tiên đã bộc lộ ngay ngày công bố điểm thi, thí sinh không xem được điểm do nghẽn mạng.

Các trường phải vất vả nhận - trả hồ sơ cho các em, nhưng việc xóa dữ liệu trường cũ sang trường mới vào những giờ chót có được hay không phụ thuộc vào Bộ Giáo dục. "Lãnh đạo Bộ, những người tổ chức kỳ thi này phải chịu trách nhiệm và xin lỗi trước thí sinh về những xáo trộn, vất vả mà các em phải chịu trong đợt xét tuyển vừa qua", ông Nghĩa nói.

(Báo điện tử VnExpress)

Bao nhiêu thí sinh chọn ngành chỉ vì điểm?

Cùng với số liệu thí sinh rút hồ sơ khỏi trường ĐKXT ban đầu, nếu tính nguyện vọng 1 là ngành học mà thí sinh yêu thích nhất, thì một vài số liệu cho thấy sự yêu thích này bị ảnh hưởng như thế nào bởi điểm số. Ví dụ ở hai trường lớn là Trường ĐH Kinh tế Quốc dân nhận được trên 10 nghìn hồ sơ ĐKXT, số rút hồ sơ là 3 nghìn trường hợp, khoảng 4 nghìn trường hợp luân chuyển các nguyện vọng.

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có 4,5 nghìn thí sinh rút hồ sơ ĐKXT trên tổng số 10 nghìn hồ sơ nộp vào. Số thí sinh luân chuyển nguyện vọng cũng lên tới hàng nghìn trường hợp...

Một chuyên gia tuyển sinh nhận định, chính quy định cho thí sinh được ĐKXT tới 4 nguyện vọng vào cùng một trường đã triệt tiêu ước mơ ngành học mong muốn của thí sinh. “Đáng lẽ, cần phải cho thí sinh nộp đơn vào 4 trường có cùng ngành đào tạo”.

“Quy định này là sai lầm, làm hại tương lai của các bạn trẻ. Bộ vẫn ra sức tư vấn cho thí sinh trước hết phải chọn ngành học theo khả năng, mong muốn. Bao nhiêu nghiên cứu khoa học cũng cho thấy chỉ có làm công việc mình thực sự say mê mới đạt kết quả tốt. Vậy mà, có lẽ với lứa học sinh này, chúng ta sẽ có thêm hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn thí sinh vào đại học chỉ vì điểm thi có thể đỗ được ngành học đó. Học ngành mình không thích, sau này ra trường, các cháu sẽ làm việc như thế nào?” – vị chuyên gia này đặt câu hỏi.

(Báo điện tử Vietnamnet)

Xét tuyển đại học: "Rối như canh hẹ"

“Thực ra việc tuyển sinh sẽ không "rối như canh hẹ" như thời gian vừa qua nếu Bộ GD-ĐT làm tốt khâu chuẩn bị, cũng như bỏ quy định cho phép thí sinh rút hồ sơ tràn lan.

Ban đầu mới nghe qua, ai cũng cho rằng việc cho thí sinh rút hồ sơ nhằm tạo điều kiện tối đa cho thí sinh có thể trúng tuyển vào trường, ngành học mà họ yêu thích, song thực tế cho thấy, việc này đã gây ra những "náo loạn" không đáng có cho việc tuyển sinh vốn đã quá phức tạp.

Lỗi này thuộc về Bộ GD-ĐT. Họ chưa nghiên cứu kỹ những quy định tuyển sinh, đến khi thực hiện mới nhận ra những vướng mắc. Tôi cho rằng, thay bằng việc Bộ GD-ĐT "ôm khư khư" việc xét tuyển, bộ nên để cho các trường tự chủ tuyển sinh.

Thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào học ngành nào, trường nào từ học kỳ 2 của năm lớp 12, sau đó khi tiến hành kỳ thi quốc gia, có kết quả thi, trường có thể đặt ra điểm đầu vào, thí sinh căn cứ vào đó để nộp hồ sơ.

Xin lỗi là thuộc về văn hóa ứng xử trong từng hoàn cảnh. Những mệt mỏi, bất hợp lý trong thời gian là điều có thật, nhiều người đều bức xúc, nếu Bộ GD-ĐT thấy cần xin lỗi thí sinh thì nên làm”.

(Báo điện tử Dân Việt)

P.V