Dự báo xuất khẩu sẽ tiếp tục gặp nhiều thách thức trong 3 quý tới
Báo cáo chiến lược vĩ mô và thị trường quý I/2019 vừa được Phòng phân tích của Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC) công bố.
Sau khi phân tích tình hình tăng trưởng quý I đồng thời chỉ ra những mặt mạnh và mặt yếu của nền kinh tế, BVSC đã có những dự báo về tình hình tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong những quý còn lại của năm.
(Ảnh minh họa) |
Cụ thể, theo BVSC tăng trưởng GDP của Việt Nam, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu sẽ tiếp tục gặp nhiều thách thức trong 3 quý tới. Lý do là kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại với đà suy giảm tại các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc.
Theo đó, tại Mỹ, tốc độ tăng chậm lại của GDP mang tính chu kỳ. Quý gần đây GDP giảm tốc là do chính sách thắt chặt tiền tệ khiến lãi suất tăng nhanh của FED trong 2 năm trước đang dần “ngấm” vào nền kinh tế, dẫn đến tiêu dùng hộ gia đình, đầu tư của các doanh nghiệp suy giảm. Ngoài ra, trong năm 2019, chính sách cắt giảm thuế quy mô lớn của ông Trump sẽ không còn đóng góp nhiều cho tăng trưởng như năm 2018.
Tại châu Âu, sự khó khăn đến từ khu vực sản xuất công nghiệp khi các quy định về khí thải mới khiến sản xuất ô tô của khu vực này suy giảm trong nửa cuối năm 2018. Ngoài sản xuất, tiêu dùng và đầu tư tại khu vực Eurozone cũng suy giảm do triển vọng tăng trưởng khó khăn trong thời gian tới.
Tại Trung Quốc, các hoạt động kinh tế vẫn đang trong xu hướng đi xuống, từ sản lượng công nghiệp, đầu tư đến bán lẻ. Chính phủ Trung Quốc kể từ cuối năm 2018 đã liên tục tung ra các biện pháp kích thích kinh tế nhưng đến nay vẫn chưa cho hiệu quả rõ rệt. Đáng lưu ý, do những rủi ro đối với hệ thống tài chính hiện nay, gói kích thích kinh tế lần này của Trung Quốc có quy mô nhỏ hơn nhiều so với hai lần nới lỏng gần nhất.
Theo BVSC, về bản chất, vấn đề suy giảm của kinh tế Trung Quốc hiện nay là hệ quả và chủ yếu bắt nguồn từ việc chuyển đổi mô hình kinh tế, các vấn đề mang tính cơ cấu dài hạn. Tuy nhiên, những chính sách cụ thể trong ngắn hạn như quá trình thắt chặt tiền tệ, giảm đòn bẩy nợ của Chính phủ nước này kể từ năm 2015 tạo thêm khó khăn cho kinh tế Trung Quốc trong quá trình chuyển đổi cơ cấu, tìm mô hình mới.
Căng thẳng thương mại với Mỹ chỉ là yếu tố phụ, khiến đà suy giảm có thêm quán tính. Vì vậy, một thỏa thuận tạm thời ngừng áp thuế mà Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đang hướng đến vào đầu tháng 4/2019 nhiều khả năng sẽ không thể giúp chặn đà rơi của kinh tế nước này trong năm 2019.
Theo đánh giá của BVSC, kinh tế Trung Quốc sẽ cần thêm một vài quý nữa để các giải pháp kích thích kinh tế dần có tác dụng, giúp ngăn lại đà giảm tốc. Tuy nhiên, tốc độ hồi phục trở lại sau đó, nếu có cũng sẽ ở mức khiêm tốn.
Trên cơ sở phân tích tình hình trong nước và quốc tế, BVSC duy trì dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2019 sẽ ở mức 6,8%.
Kim ngạch xuất khẩu điện thoại tăng mạnh |
Nga sẵn sàng xuất khẩu Iskander-E cho Saudi Arabia |
Nông nghiệp hội nhập quốc tế: Quá nhiều việc phải làm |
Lê Minh
-
Tin tức kinh tế ngày 21/10: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt trên 7%
-
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021
-
[PetroTimesTV] Petrovietnam kiên định mục tiêu tăng trưởng để giữ ổn định và phát triển
-
Tin tức kinh tế ngày 6/10: Hàng hóa qua cảng biển tăng 14%
-
Quý III/2024: GDP tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước
-
Giá dầu hôm nay (22/10): Dầu thô giảm trong phiên
-
Giá khí đốt châu Âu tăng cao khi Israel chuẩn bị trả đũa sau cuộc tấn công
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới ổn định ngày đầu tuần
-
BP bán cổ phần trong hoạt động kinh doanh gió ngoài khơi
-
Giá dầu hôm nay (21/10): Dầu thô giảm trong phiên giao dịch đầu tuần