Dự báo về thị trường trái phiếu châu Á thời gian tới
Màn hình điện tử hiển thị bảng báo giá cổ phiếu bên ngoài một ngân hàng ở Tokyo, Nhật Bản |
Những chỉ báo chính trong tuần này: Dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội quý III/2023 của Hàn Quốc; báo cáo lạm phát giá tiêu dùng từ Australia, Singapore và Tokyo; chỉ số nhà quản trị mua hàng nhanh (PMI) từ Nhật Bản và Australia (đã được công bố vào ngày 23/10).
Những chỉ báo này có thể gây tác động ngắn hạn đến tiền tệ của những nước có liên quan, nhưng không có khả năng gây tác động đến tâm lý thị trường rộng hơn. Thay vào đó, diễn biến từ thị trường trái phiếu Mỹ sẽ có tác động rộng rãi, và hành động giá ngày 23/10 có thể nói lên nhiều điều.
Trong tuần trước, chỉ số ICE BofA đã giảm 1,4%. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 5 và là mức thấp nhất trong 8 năm. Cổ phiếu TLT từ quỹ ETF đã mất 1/5 giá trị kể từ giữa tháng 7.
Vào hôm 20/10, hoạt động mua bù số chứng khoán bán khống ngay trước cuối tuần và những sự kiện rủi ro ở Trung Đông đã ngăn chặn đà giảm, ít nhất là trong giây lát. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại ở đây là việc hỗ trợ thị trường trái phiếu ngày 20/10 không làm giảm áp lực ở những nơi khác. Ba chỉ số chính của Phố Wall vẫn đóng cửa ở mức thấp hơn 0,9-1,5%.
Chỉ số S&P 500 đã mất 2,4% trong tuần trước. Đây là một trong những mức giảm lớn nhất trong năm nay. Cũng vào hôm 20/10, chỉ số VIX - thể hiện sự biến động của thị trường chứng khoán Mỹ - đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2023.
Đó không phải là bối cảnh tích cực cho phiên mở cửa ngày 23/10 tại châu Á. Dù vậy, nhiều nhà đầu tư dũng cảm có thể sẽ tìm ra một số món hời: Tính đến ngày 20/10, chỉ số MSCI khu vực châu Á (ngoài Nhật Bản) đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần một năm và giảm 12% kể từ đầu tháng 8.
Trong khi đó, hoạt động bán ra trong thị trường chứng khoán và trái phiếu đã thắt chặt đáng kể nhiều điều kiện tài chính. Theo Goldman Sachs, điều kiện tài chính ở các thị trường mới nổi và toàn cầu đang rơi vào điều kiện thắt chặt nhất trong gần một năm.
Tình hình ở Trung Quốc thậm chí còn tệ hơn: Điều kiện tài chính của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang rơi vào thắt chặt nhất kể từ năm 2006, khi chỉ số Trung Quốc xuất hiện trên sàn Goldman.
Vào hôm 21/10, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Pan Gongsheng cho biết, tổ chức sẽ đưa ra chính sách “chính xác và mạnh mẽ hơn”, nhằm cắt giảm lãi suất cho vay thực tế và giảm chi phí tài chính cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân.
Nhận xét của Pan Gongsheng mang nhiều ý nghĩa, vì đây là lần đầu tiên ông đưa ra một chính sách như vậy. Trên thực tế, dữ liệu kinh tế quý III của Trung Quốc đã thu về kết quả tốt hơn mong đợi.
Về mặt tiền tệ, đồng yên Nhật và nhân dân tệ Trung Quốc trải qua áp lực bán mạnh trong đầu tuần và đang ở mức đáy. Các nhà giao dịch sẽ theo dõi sự can thiệp từ Ngân hàng Nhật Bản.
Trong khi đó, dữ liệu PMI tháng 10 của Nhật Bản và Australia đã được công bố vào hôm 23/10. Báo cáo tháng 9 cho thấy, hoạt động sản xuất ở cả hai nước đều giảm, còn hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thì tăng lên. Dù vậy, tốc độ tăng trưởng ở Nhật Bản đang ở mức chậm nhất trong năm nay.
Tránh “méo mó” khi cải tổ thị trường trái phiếu doanh nghiệp |
Ngân hàng tăng tốc tái cơ cấu trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp |
Sẽ kiểm soát chặt thị trường trái phiếu doanh nghiệp |
Ngọc Duyên
AFP